Giới thiệu sách Mộng Đổi Đời
Khát vọng đổi đời như một hạt giống được gieo mầm, truyền từ đời này sang đời khác.
Đôi khi hạt giống nơi đất cằn cũng tự phát triển mập mạp, nhưng phần lớn nhanh chóng bị èo uột giữa chừng bởi những điều kiện khách quan. Vấn đề là cần tìm cho nó một mảnh đất tốt để gửi gắm.
Uông Trường Xích thi đại học dư hơn 20 điểm chuẩn nhưng không được tuyển đỗ khiến Uông Hòe cha anh rất bất bình. Với mong muốn giúp con thoát khỏi kiếp nông dân nghèo giống mình, Uông Hòe quyết tâm đòi công lý cho con với kết quả… bị tàn phế phải ngồi xe lăn suốt đời. Uông Trường Xích bất đắc dĩ phải ôm giấc mộng đổi đời mà bố truyền lại, lên thành phố lăn lộn kiếm sống. Cuộc sống thành thị tàn nhẫn đã rút hết hơi sức của anh, khiến anh mất vợ, mất con, mất bạn bè, mất cả niềm tin vào công lý và con người. Để hoàn thành tâm nguyện của người cha, và để Uông Đại Chí-đứa cháu độc nhất của dòng họ Uông không đi lại con đường mòn như cha ông nó đã từng đi, Uông Trường Xích bất đắc dĩ phải đưa ra một quyết định đắt giá…
***
“Đọc xong Mộng đổi đời, tôi muốn tìm một từ nào đó để nói rõ cảm nhận đối với ngôn ngữ trong sách nhưng phát hiện thấy không hề dễ. Nói nó là ngôn ngữ cuộc sống nhưng cũng không thiếu cách diễn đạt ngôn ngữ sách vở. Nói nó là ngôn ngữ sách vở thì lại thiếu hụt những quy định về ngôn ngữ sách vở. Tôi nhớ đến tiếng lách tách khi dẫm lên vỏ hạt dưa trong rạp chiếu phim ở Đông Hưng 20 năm về trước. Lách tách, chính là nó. Đông Tây đã dùng cách này để miêu tả thật sinh động việc áp bức và phản kháng, cũng như những mặt xấu và cái đẹp.”
– Nhà văn Dư Hoa (tác giả các tác phẩm Phải sống, Huynh đệ…)
Mời bạn đón đọc.