Giới thiệu sách Mẫu Thượng Ngàn
Mẫu Thượng ngàn là cuốn tiểu thuyết về văn hóa phong tục Việt Nam được thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc bộ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX. Trong bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, đạo Phật suy tàn, đạo Khổng bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa đang lan rộng, người dân quê trở về với đạo Mẫu – một tôn giáo có từ ngàn đời.
Mẫu Thượng ngàn cũng là cuốn tiểu thuyết lịch sử xã hội về Hà Nội cuối thế kỷ XIX, gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ hai, việc xây Nhà thờ Lớn, cuộc chiến của người Pháp với quân Cờ Đen…
Mẫu Thượng ngàn còn là câu chuyện tình yêu của những người đàn bà Việt trong khung cảnh một làng cổ. Đó là tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt của những người phụ nữ với bao nỗi đắng cay, đầy chất phồn thực, bi hài hòa quyện với mộng mơ cà cao thượng.
Cùng với Hồ Quý Ly và Đội gạo lên chùa, với hình thức mới đẹp, trang trọng (sách in bìa cứng, có bọc áo, bìa ép nhũ), cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2006, tái ngộ độc giả trong lần tái bản thứ 8.
Mời bạn đón đọc.