Giới thiệu sách Marketing Failures – Sự Thật Về Những Thất Bại Trong Tiếp Thị Sản Phẩm
Marketing Failures – Sự Thật Về Những Thất Bại Trong Tiếp Thị Sản Phẩm
Mục lục:
Phần I: Giá trị của thất bại
Chương I: Tại sao người ta sợ nói về thất bại.
Phần II: Thất bại trong hoạch định Marketing
Chương 2: Thất bại trong quan hệ khách hàng.
Chương 3: Thất bại trước đối thủ cạnh tranh.
Chương 4: Thất bại do không quan tâm đến môi trường của thị trường.
Chương 5: Thất bại do không hoạch định trước cho thảm họa, sự kiện bất ngờ và những lời đồn đại.
Phần III: Công cụ Marketing
Chương 6: Thất bại trong quá trình đặt tên và tung sản phẩm, dịch vụ ra thị trường.
Chương 7: Thất bại trong việc định giá.
Chương 8:Thất bại do chọn sai kênh phân phối.
Chương 9: Thất bại trong quảng cáo.
Chương 10: Thất bại trong quá trình bán hàng.
Mời bạn đón đọc.
Thất bại và cuộc mổ xẻ không thương tiếc!
TT – Thất bại (nếu người ta biết học hỏi) sẽ là mẹ của thành công. Cô giám đốc điều hành trẻ tuổi Nguyễn Phi Vân học cách trưởng thành trong nghề nghiệp từ cuốn sách không có trong giáo trình marketing như thế.
Giám đốc điều hành chuỗi nhượng quyền thương mại cà phê Gloria Jeans Coffees Nguyễn Phi Vân nói về quyển sách marketing mà mình thích nhất.
– Classic failures in product marketing, cách đây 4-5 năm, ở Úc tôi đã đọc quyển này một cách say sưa. Đó là một quyển sách nói về những thất bại. Tác giả là Donald W. Hendon – tổng giám đốc một công ty tư vấn về quản trị doanh nghiệp. Quyển sách đoạt giải sách dạy marketing xuất sắc nhất khi xuất bản lần đầu tiên 1989. Sách được tái bản nhiều lần sau đó. Hiện
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
(Ngày 08/10/2007) Sách blog: “Lạ lùng” | |||
Làm nhà văn quá dễ Từ những tác phẩm này các blogger Việt Nam phát hiện ra một điều: với blog, việc trở thành nhà văn không phải là chuyện khó. Chỉ cần làm blog hay hay một chút cho nhiều người vào xem là coi như đảm bảo khâu lăng xê cho tác phẩm. Sáng tác chỉ cần lạ một chút để những blogger đồn đãi thì coi như xong phần ăn khách. Khâu cuối cùng là chờ đợi NXB hay công ty kinh doanh văn hóa nào đó đánh tiếng, điều mà nếu hai phần trên làm tốt là chắc chắn sẽ có. Và không có gì lạ khi gần đây, văn học Việt Nam đang bắt đầu xuất hiện những tác phẩm gây “sốt” từ trang blog của những blogger… tập làm nhà văn. Rầm rộ nhất thời gian qua là cuốn sách Tớ là Dâu của chàng trai người Canada Joseph Ruelle. Tuy nhiên, cuốn sách này mới chỉ dừng lại là một tập hợp những bài tạp văn dí dỏm, dễ thương chứ chưa phải là một cuốn tác phẩm văn học thật sự. Với tiểu thuyết Chuyện tình New York, Hà Kin (tên thật là Vũ Thư Hà) đã trở thành blogger đầu tiên có tiểu thuyết được xuất bản từ blog.
Cuốn sách này cũng là ấn phẩm có nhiều cái “đầu tiên” nhất trong làng xuất bản năm 2007: cuốn sách đầu tiên xuất bản từ blog, cuốn sách đầu tiên cùng lúc xuất bản hai phiên bản – một tiếng Việt và một là… nửa Việt nửa Anh (không phải song ngữ) và là sách đầu tiên khi xuất bản có kèm audiobook (sách âm thanh). Tác phẩm này đã thực hiện được yếu tố “lạ”, một trong những yếu tố quan trọng để trở thành nhà văn blogger như đã nói trên, yếu tố còn lại là “kỳ” cũng được làm khá tốt. Có lẽ trong lịch sử xuất bản Việt Nam chưa có tác phẩm nào được sáng tác theo kiểu nửa Việt nửa Anh như Chuyện tình New York. Chuyện tình New York khá thành công về mặt lạ và kỳ nhưng cái quan trọng nhất của một tác phẩm văn học là giá trị văn chương thì còn phải bàn nhiều. Một trong những điều gây tranh cãi nhất là những chi tiết ngày càng trở nên phi lý vào cuối truyện, theo Hà Kin thì đó là chuyện thật nhưng thật và hay không phải bao giờ cũng song hành. Và Chuyện tình New York đã lẫn lộn giữa tự truyện và tiểu thuyết. Người đọc càng về sau càng không thể biết đây là truyện hay là tự sự. Tiếp sau Chuyện tình New York, bạn đọc lại được đón nhận một tiểu thuyết kiếm hiệp từ blog với nhan đề khá hấp dẫn Tuyết đen, của nữ blogger Giao Chi. Với lời đề “Truyện kiếm hiệp đầu tiên dành cho tuổi teen Việt”, có lẽ tác phẩm muốn làm nên một điều mới lạ, để đối chọi với Tru Tiên chăng?”. TÂN TƯỜNG |
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn