Giới thiệu sách Mạnh Tử – Được Mẹ Dạy Nên Người
Mạnh Tử – Được Mẹ Dạy Nên Người:
Mạnh Tử tên thật là Kha sinh năm 372 trước Công Nguyên và mất khoảng 289 trước Công Nguyên, thọ trên tám mươi. Đó là vào thời chiến Quốc rối loạn nhất, các chư hầu đều tận sức dân để gây chiến tranh cướp đoạt đất đai sản vật liên miên,dân chúng đói khổ nhưng bọn vua chúa sống sung sướng xa hoa trên xương máu của dân, tuy vậy là thời các tư tưởng triết học phát triển rất mạnh, các vua chúa đều tôn trọng nho sĩ mời họ về làm cố vấn.
Mạnh Tử cũng thuộc dòng dõi công tộc ở nước Lỗ nhưng tới đời gia đình ông đã sa sút nhiều. Mạnh Tử không nổi tiếng sớm như Khổng Tử, hơn ba mươi tuổi vẫn chưa ai biết đến tài học của ông, có lẽ đó là thời gian ông cố tâm học hỏi, nhất là học hỏi tìm hiểu đạo học của Khổng Tử.
Đến năm hơn bốn mươi tuổi Mạnh Tử mới nổi tiếng là bậc hiền nhân, thu nhập nhiều môn sinh đệ tử và được nhiều người trọng vọng. Cũng như Khổng Tử, Mạnh Tử bôn ba qua nhiều nước từ Lỗ, Lương, Tề, Đằng để mong tìm một minh chúa, nhưng suốt đời không lúc nào được trọng dụng, có lẽ vì chủ trương đạo nghĩa của ông như có lần ông khẳng định: (Trong bộ Mạnh Tử) Vua không cần phải nói tới lợi, chỉ nên nói tới nhân nghĩa mà thôi. Theo chính sách nhân nghĩa thì rất lâu mới có kết quả mà các vua đều muốn nước mình mau giàu mau mạnh nên hầu hết họ chỉ nghe lời Mạnh Tử nói cho vui chứ không chịu thực hành.
Mục lục:
Mạnh Tử: Được mẹ dạy nên người
Đái Chấn: dốc lòng cầu học
Lý Bạch: mài sắt thành kim
Âu Dương Tu: dùng cỏ thay bút
Tô Thức: học làm người tốt
Bạch Cư Dị: biết chữ từ bé
Vương Hi Chi: đọc trộm sách của cha
Cố Khải Chi: tận tâm học vẽ
Chu Hy: học mãi cả đời
Vương Sung: Đóng cửa đọc sách
Từ Quang Khải: Chỉ muốn làm người tốt
Pháp Hiển: Xuất dương tìm học
Hàn Dũ: không đọc sách xấu
Vương Bột: Thần đồng về thơ
Tư Mã Quang: không dám dối người
Cố Viêm Võ: nghe học từ nhỏ
Vương Phu Chi: quyết chống cường quyền.
Mời bạn đón đọc.