Giới thiệu sách Lược Sử Việt Ngữ Học (Tập 1)
“Lược Sử Việt Ngữ Học “:
Tiếng Việt là thứ của cải lâu đời vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam. Nó là người bạn đường thân thiết của mỗi người Việt Nam chúng ta. Chúng ta không thể hình dung mỗi ngày lại không nghe ai nói một điều gì và không nói với ai đó một điều gì. Từ lâu, người Việt Nam đã quan tâm, chú ý đến tiếng nói của mình – người bạn chung thuỷ qua chặng đường phát triển của dân tộc, nhưng để hiểu được người bạn gần gũi, thân thiết ấy, thật chẳng đễ dàng gì.
Khi chữ viết phát triển, đặc biệt là khi chữ quốc ngữ đựợc phổ cập, thì nhận thức của người Việt cũng đổi khác. Trước hết, những người có học và quần chúng biết đọc biết viết có một nhận thức khái quát về tiếng Việt. Nhận thức khái quá đó phân biệt những hiện tượng chuẩn mực, toàn dân với những hịên tượng không đặc trưng cho chuẩn mực, tách chuẩn khỏi những cái mới, những phương ngữ, khẩu ngữ, biệt ngữ, những cách dùng cũ, đồng thời phân tích tính phong cách của các biến thể lời nói.
Ngoài nhận thức khái quát về tiếng Việt của cả cộng đồng, và nhận thức về tiếng Việt của từng cá nhân, còn một loại nhận thức khác về tiếng Việt. Đó là nhận thức của các chuyên gia nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt. Có thể nói, đây là nhận thức khoa học về tiếng Việt. Các nhà Việt ngữ học so sánh các hình thức và ý nghĩa có mặt trong các tác phẩm ngôn từ, so sánh các từ, các câu, các văn bản trong bản thân tiếng Việt cũng như so sánh tiếng Việt với các ngôn ngữ khác. Trên cơ sở đó, hình thành những hệ thống miêu tả đối với tiếng Việt. Nhận thức khoa học về tiếng Việt khiến cho tiếng Việt trở thành một đối tượng để học tập. Nhận thức này dần dần thâm nhập vào nhận thức chung của cộng đồng, và nhận thức riêng của từng người khiến cho họ trở thành những người có văn hoá, có giáo dục, có trí tuệ trong sử dụng ngôn ngữ.
Ngành Việt ngữ học manh nha từ lâu, nhưng nó chí thực sự phát triển từ cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX, nhất là sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 tới nay.
MỤC LỤC:
Chương 1: Tiếng Việt và tiếng Việt Ngữ Học
I. Khái quát về sự hình thành và phát triển của tiếng Việt.
II. Những nhân tố thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tiếng Việt trong giai đoạn cận hiện đại.
III. Sự phát triển cấu trúc nội tại của tiếng Việt.
IV. Quá trình hiện đại hoá tiếng Việt.
V. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học.
Chương 2: Việt Ngữ Học giai đoạn cổ trung đại.
I. Những suy nghĩ ban đầu về tiếng Việt qua sự sáng tạo chữ Nôm.
II. Những nghiên cứu đầu tiên về tiếng Việt của các giáo sĩ phương Tây.
III. Những nghiên cứu về tiếng Việt của Lê Quý Đôn.
Chương 3: Việt Ngữ Học giai đoạn cận hiện đại
I. Lịch sử nghiên cứu ngữ âm tiếng Việt.
II. Việc nghiên cứu từ vựng tiếng Việt.
III. Từ điển và từ điển học Việt Nam.
IV. Vấn đề phân định và miêu tả các từ loại trong tiếng Việt.
V. Lịch sử nghiên cứu cú pháp tiếng Việt.
VI. Việc nghiên cứu ngữ nghĩa của pháp tiếng Việt.
VII. Khái quát về lịch sử ngữ dụng học tiếng Việt.
VIII. Lịch sử nghiên cứu phong cách học tiếng Việt.
IX. Lịch sử nghiên cứu phương ngữ tiếng Việt.
X. Việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt.
XI. Việc nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội tiếng Việt.
XII. Việc nghiên cứu đặc trưng văn hoá – dân tộc của tiếng Việt.
XIII. Tâm lí – ngôn ngữ học và việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em ở Việt Nam.
XIV. Một số chuyên ngành ngôn ngữ học ứng dụng trong tiếng Việt.
Mời bạn đón đọc.