Giới thiệu sách Lục Tổ Đàn Kinh – Tái bản 03/07/2007
Lục Tổ Đàn Kinh:
Phật giáo truyền từ Ấn Độ qua Trung Quốc và Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời, tạo ra những ảnh hưởng khá đậm nét và nhiều mặt đối với nền văn hoá của ha dân tộc.
Trở lại vớ những trang đầu tiên của lịch sử truyền thừa ở nước ta, chúng ta thấy cả hai dòng Thiền vào Việt Nam dưới thời Bắc thuộc, gián tiếp hoặc trực tiếp đều có quan hệ với Thiền tông Trung Quốc: Dòng Thiền thứ nhất do thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi người Nam Ấn Độ mở đầu, gần gũi hơn với những đặc tính của Thiền tông Ấn Độ. Tuy vậy, trước khi sang Giang Châu, thiền sư cũng đã đến kinh đô nhà Tuỳ làm công việc dịch kinh và được Tổ thứ ba của Thiền tông Trung Quốc là Tăng Xán truyền ấn. Còn thiên sư Võ Ngôn Thông, người sáng lập dòng Thiên Quan Bích, nguyên quán ở Quảng Châu. Theo Thiền phả đi ngược lên, chúng ta biết Vô Ngôn Thông là đệ tử củ thiền sư Bách Trương Hoài Hải, Bách Trượng là đệ tự của Mã Tổ Đạo Nhất, Đạo Nhất nối pháp tự của thiền sư Nam Nhạc Hoài Nhượng. Hoài Nhượng là đệ tử của Lục Tổ Huệ Năng. Dòng Vô Ngôn Thông truyền suốt các triều Ngô, Đinh, tiền Lê, đến cuối đời Lý – đầu đời Trần. Thế hệ cối cùng của dòng này là ứng Thuận cư sĩ có đệ tử là thiền sư Tiêu Dao, – vị thầy đã truyền tâm ấn cho Tuệ Trung thượng sĩ Trần Tung. Trần Tung chính là thầy của Trần Nhật Tông, vị hoàgn đế anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá lỗi lạc, vẫn thường được hậu thế nhắc đến với tôn hiệu Trúc Lâm đệ nhất tổ Điều Ngự Giác hoàng.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử phát triển tư tưởng Thiền học Việt Nam rất cần được tham chiếu với các tác phẩm tiêu biểu của Thiền tông Trung Quốc và cả với Thiền tông Ấn Độ.
Mục Lục:
Lời giới thiệu
+ Bản dịch, chú
Phần 1: Ngộ đạo, được truyền y bát
Phần 2: Giải thích công đức Tịnh độ
Phần 3: Định Tuệ một thể
Phần 4: Toạ thiền
Phần 5: Sám hối
Phần 6: Cơ duyên
Phần 7: Đốn, Tiệm
Phần 8: Hộ pháp
Phần 9: Nói về các phép đối
Phần 10: Di chúc
Tài liệu tham khảo
Nguyên bản chữ Hán.
Mời bạn đón đọc.