Giới thiệu sách Luật Tiếp Công Dân – Luật Hòa Giải Ở Cơ Sở
Hòa giải cơ sở có vai trò quan trọng, mang lại hiệu quả xã hội cao, góp phần giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn trong nhân dân xảy ra tại cơ sở, giảm bớt công việc, áp lực cho chính quyền địa phương và cơ quan tư pháp, hàn gắn, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Tính chất hòa giải ở cơ sở luôn mang đậm tính nhân văn, thể hiện truyền thống, đạo lý tốt đẹp của dân tộc, trên nguyên tắc tự nguyện, vì mọi người và trên cơ sở tình người, những yếu tố này quyết định tính chất của luật. So với các luật khác thì Luật Hòa giải cơ sở “mềm mại” hơn với tinh thần không hành chính hóa hoạt động hòa giải, động viên, khuyến khích xã hội hóa hoạt động hòa giải cơ sở.
Luật Tiếp công dân, việc Quốc hội ban hành luật này là đúng đắn và cần thiết trong tình hình hiện nay, nhằm kịp thời tiếp thu, giải quyết những ý kiến, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân, đảm bảo quyền dân chủ của công dân, góp phần ổn định trật tự xã hội.
Về nguyên tắc tiếp công dân, đại biểu Phạm Trường Dân và các đại biểu trong Đoàn đề nghị bổ sung thêm cụm từ “người tiếp công dân phải có thái độ lịch sự” trước cụm từ “tôn trọng”. Đối với những hành vi bị nghiêm cấm trong quá trình tiếp công dân, đại biểu Phạm Trường Dân cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo những hành vi bị cấm như “đem vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, các loại hung khí, công cụ hỗ trợ vào trụ sở tiếp công dân”. Ngoài ra, nhiều vấn đề khác như trụ sở tiếp công dân, quyền và nghĩa vụ của người tiếp công dân; thời gian trả lời những ý kiến, kiến nghị, khiếu nại cho công dân sau khi tiếp công dân… cũng là những nội dung được các đại biểu trong Đoàn gửi đến Ban soạn thảo.
Mời bạn đón đọc.