Giới thiệu sách Luật Tố Tụng Dân Sự Việt Nam (Nghiên Cứu So Sánh)
Để đảm bảo sự phát triển lành mạnh của các quan hệ quân sự, thương mại đó đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật điều chỉnh nó. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật nội dung thì việc hòan thiện pháp luật tố tụng cũng là một nhu cầu rất cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong trường hợp có tranh chấp, bị xâm phạm. Một cơ chế tố tụng có hiệu quả có vai trò rất quan trọng để các chủ thể yên tâm và, hơn nữa, thúc đẩy họ tham gia tích cực hơn nữa vào các giao lưu dân sự, thương mại trên thị trường, góp phần thúc đẩy kinh tế tăng tưởng, xã hội phát triển.
Bộ luật tố tụng dân sự được ban hành năm 2004 đã pháp điển hóa pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế và tố tụng lao động thành một đạo luật thống nhất. Điều này thể hiện một sự phát triển về nhận thức cũng như thực tiễn của hoạt động lập pháp và thi hành pháp luật tố tụng dân sự ở nước ta. Lần đầu tiên kể từ sau năm 1945 chúng ta mới có bộ luật tương đối hoàn thiện điều chỉnh về hoạt động tố tụng dân sự. Đây là một thành tựu trong công cuộc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng thời kỳ đổi mới và phát triển nhanh về mọi mặt xã hội nước ta trong giai đoạn mới đồng thời đáp ứng các yêu cầu quốc tế khi chúng ta tham gia vào sân chơi chung trong thời đại tòan cầu hóa.
Trên cơ sở đó, cuốn sách này giới thiệu, phân tích những nội dung cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự nước ta cho các độc giả nghiên cứu về pháp luật tố tụng dân sự, những người thực thi pháp luật trong nước và những người nước ngòai muốn quan tâm, tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại, dân sự của Việt Nam. Trong đó, ngoài việc phân tích cơ sở pháp lý chủ yếu là Bộ luật tố tụng dân sự thì tác giả cũng trình bày những nội dung có liên quan từ các văn bản pháp luật khác như Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện kiểm soát nhân dân, các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân tối cao…
Mục lục:
Lời giới thiệu
Chương 1: Khái quát chung
Chương 2: Chủ thể tố tụng dân sự
Chương 3: Thẩm quyền của tòa án
Chương 4: Quyền kiện dân sự
Chương 5: Chứng cứ
Chương 6: Một số quyết định tố tụng
Chương 7: Sơ thẩm
Chương 8: Phúc thẩm
Chương 9: Xét lại án có hiệu lực
Chương 10: Thủ tục giải quyết việc dân sự
Chương 11: Thi hành án dân sự
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Mời bạn đón đọc.