Giới thiệu sách Luật Phòng, Chống Khủng Bố (Có Hiệu Lực Từ 01/01/2014)
Luật Phòng, Chống Khủng Bố (Có Hiệu Lực Từ 01/01/2014)
Ngày 5.7, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch Nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch Nước về việc công bố một số luật, pháp lệnh, nghị quyết vừa được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp lần thứ năm.
9 luật, 1 pháp lệnh và 1 nghị quyết được công bố, bao gồm: Luật Phòng, chống khủng bố (PCKB); Luật Khoa học và Công nghệ; Luật Phòng, chống thiên tai (PCTT); Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật Doanh nghiệp; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; Luật Hòa giải ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị quyết kéo dài thời gian sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối của hộ gia đình, cá nhân.
Tại buổi họp báo, đại diện của các cơ quan chức năng đã báo cáo nhanh về một số quy định của luật, trong đó có các luật lần đầu tiên được ban hành. Cụ thể: Luật PCKB chính thức có hiệu lực thi hành từ 1.8.2013 với 8 chương, 51 điều quy định nguyên tắc, chính sách, biện pháp, lực lượng PCKB; hợp tác quốc tế và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong PCKB. Thành viên của ban chỉ đạo PCKB các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Lực lượng PCKB gồm các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng được giao thực hiện nghiệm vụ CKB và các lực lượng khác được huy động tham gia CKB. Đại diện Bộ Công an cho biết, bộ này đang gấp rút hoàn tất các dự thảo văn bản hướng dẫn luật để kịp thời điểm luật đi vào cuộc sống.
Đối với Luật PCTT – có hiệu lực từ 1.5.2014, đã có các quy định về việc phát tin dự báo, cảnh báo thiên tai, trong đó quy định trách nhiệm của các cơ quan dự báo, cảnh báo để nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, ứng phó, sự chủ động phòng trách. Luật quy định cụ thể trách nhiệm trong ứng phó thiên tai của BCĐ Trung ương về PCTT, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn… Những quy định trong luật còn hướng đến xã hội hóa công tác PCTT, huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác PCTT.
Đặc biệt, việc đưa vào thực tiễn Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối có hiệu lực thi hành từ 1.1.2014, được đánh giá sẽ góp phần tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối phát triển lành mạnh. Trong đó, quy định Ngân hàng Nhà nước công bố tỉ giá hối đoái, quyết định chế độ tỉ giá, cơ chế điều hành tỉ giá trong pháp lệnh được dư luận quan tâm, mong đợi…
Mời bạn đón đọc.