Tom Plate
Giáo sư Tom Plate, phóng viên chuyên đề, tường thuật viên đài BBC, người sáng lập Mạng lưới Truyền thông Châu Á Thái Bình Dương. Tom có bằng thạc sĩ về cộng đồng và quan hệ quốc tế và là tác giả của năm cuốn sách.Trong suốt thời gian từ 1989 đến năm 1995, ông là …
- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Cuốn sách này trước tiên là "lời tự thú" về cuộc đời cầm bút đầy phóng khoáng và thú vị, với vô số những câu chuyện hấp dẫn bên lề các bài báo của Tom Plate: những "mánh khóe" thông minh để tiếp cận được với các nguyên thủ quốc gia, cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn để có những bài báo độc quyền gây sốc, những câu chuyện đậm dấu ấn cá nhân. Đồng thời, đây cũng là "những gì người ta không dạy bạn ở trường báo chí".
Thông qua một chặng đường dài hoạt động trong ngành báo chí Mỹ, Tom Plate đã đúc kết được những góc nhìn thật sâu sắc về nghề báo. Ông chỉ ra những tiêu chuẩn mà một nhà báo cần phải có. Đó là tầm quan trọng của kiến thức chuyên môn, việc tái đào tạo, những bằng cấp tối thiểu các ký giả cần trang bị để đối phó với áp lực thời gian của nghề báo cũng như đối mặt với một thế giới mà sự phức tạp ngày một gia tăng. Chọn nghề báo là chọn một nghề mang tính tiên phong trong công cuộc tranh đấu vì một xã hội ngày một tốt đẹp hơn, nên người cầm bút cần trung thực và có trách nhiệm cao với những gì mình viết ra. Tuy nhiên, không phải vì thế mà báo chí được phép tẻ nhạt. Châm ngôn của Tom là: một tờ báo tốt không những không được tẻ nhạt mà còn không được làm những điều tồi tệ để tiến lên.
Tom Plate rất đề cao đạo đức truyền thông. Ông nhận ra rằng tại Mỹ, vấn đề đạo đức của ngành truyền thông chưa được xét đến một cách thấu đáo. Ông quan niệm rằng, nhà báo cần xác lập một chuẩn mực đạo đức mới có thể cầm bút để phê phán các hiện tượng trong xã hội. Là người rất thành công trong nghề báo song chính Tom lại nhìn ra rất nhiều khuyết điểm của nền báo chí Mỹ vốn được coi là dân chủ và công bằng.
Được viết với giọng văn hài hước, hóm hỉnh và tự trào, những trang viết của Tom Plate có một sức cuốn hút kỳ lạ với độc giả.
Mời bạn đón đọc.
Sách cho giới truyền thông: Lời tự thú của một nhà báo Mỹ
Một nhà báo hàng đầu của Mỹ, giảng viên đại học chia sẻ kinh nghiệm nghề nghiệp và châm ngôn đạo đức “Một tờ báo tốt không những không được tẻ nhạt mà còn không được làm những điều tồi tệ để tiến lên”.
Trong phần giới thiệu về cuốn sách Lời tự thú của một nhà báo Mỹ với tiêu đề rất sốc "Những gì người ta không dạy bạn ở các trường báo chí", tác giả Tom Plate đã không đưa ra những lý thuyết kinh viện về nghề nghiệp mà kể lại những bài học của một nhà báo dày dạn kinh nghiệm.
Làm thế nào để vượt qua những rào cản an ninh, nghi thức giao tiếp và cá tính của các nguyên thủ quốc gia để tiếp cận và khai thác thông tin? Đó là câu hỏi lớn, thách thức lớn của mọi nhà báo. Tác giả đã kể lại tỉ mỉ những "mánh lới" để có những cuộc phỏng vấn độc quyền với những chính trị gia nổi tiếng thế giới: Bill Clinton, Ronald Reagan, Tony Blair, Lý Quang Diệu, Đổng Kiến Hoa, Koizumi Junichiro…
Tác giả cũng chia sẻ những sai lầm như lúc kết thúc một cuộc phỏng vấn quan trọng với những tư liệu quý hiếm thì phát hiện ra máy ghi âm đã ngừng ghi âm từ lúc nào!
Ngoài những câu chuyện "bếp núc" về nghề báo, Tom Plate đưa ra những vấn đề làm người đọc phải suy ngẫm. Ông đề cao đạo đức truyền thông và quan niệm nhà báo cần xác lập một chuẩn mực đạo đức mới có thể cầm bút để phê phán những hiện tượng xã hội. Châm ngôn của Tom là: "Một tờ báo tốt không những không được tẻ nhạt mà còn không được làm những điều tồi tệ để tiến lên".
Sách được viết với giọng văn hài hước, tự trào nhưng đề cập đến những vấn đề sâu sắc làm độc giả cần đọc chậm và suy ngẫm. Lời tự thú của một nhà báo Mỹ (NXB Trẻ) của Tom Plate trở thành một hiện tượng của năm 2008 và được rất nhiều người châu Á quan tâm.
Trà Giang (Báo Pháp Luật)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Lời tự thú của một nhà báo Mỹ
TT – Khởi đi từ ý định “viết về đề tài giới truyền thông Mỹ cho những ai thật sự muốn biết trở thành một nhà báo chuyên nghiệp tại Hoa Kỳ là như thế nào”, Tom Plate – giáo sư, nhà báo kỳ cựu của Mỹ – đã tự gọi quyển sách của mình là “những gì người ta không dạy bạn ở các trường báo chí”.
TT – Khởi đi từ ý định "viết về đề tài giới truyền thông Mỹ cho những ai thật sự muốn biết trở thành một nhà báo chuyên nghiệp tại Hoa Kỳ là như thế nào", Tom Plate – giáo sư, nhà báo kỳ cựu của Mỹ – đã tự gọi quyển sách của mình là "những gì người ta không dạy bạn ở các trường báo chí".
Lời tự thú của một nhà báo là "kho tài nguyên" khó kiếm, được tác giả chủ động đúc kết bằng chính lượng kinh nghiệm quý giá trong hơn 30 năm làm phóng viên trải qua các cơ quan báo chí hàng đầu như: BBC, Time, Newsday, tạp chí New York, Family Weekly, Los Angeles Times… và hơn 14 năm giảng dạy báo chí và truyền thông tại Ðại học California ở Los Angeles.
Lời tự thú… không đơn thuần là sự dẫn dắt người đọc lẽo đẽo theo chân một anh nhà báo đến các cuộc gặp nguyên thủ, các sự kiện quốc tế, làm quen các quy trình làm báo hàng đầu thế giới, nhưng bằng cách đặt người đọc vào đúng góc lợi hại nhất để có một điểm nhìn tốt nhất cho từng vấn đề báo chí, tác giả trả cho mỗi người tự chiêm nghiệm cuộc đời sau mỗi "kinh nghiệm báo chí" kia.
Lam Điền (Báo Tuổi trẻ)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Lời tự thú của một nhà báo Mỹ
Từng làm qua các vai trò: biên tập viên xã luận cho các báo Time, Newsday, tạp chí New York, Los Angeles Times…, là phóng viên chuyên đề của BBC, người sáng lập mạng lưới truyền thông châu Á – Thái Bình Dương, Tom Plate chia sẻ cùng bạn đọc, đồng nghiệp và những ai mới vào nghề kinh nghiệm và quan niệm về nghề trong 556 trang sách đầy lý thú.
Từng làm qua các vai trò: biên tập viên xã luận cho các báo Time, Newsday, tạp chí New York, Los Angeles Times…, là phóng viên chuyên đề của BBC, người sáng lập mạng lưới truyền thông châu Á – Thái Bình Dương, Tom Plate chia sẻ cùng bạn đọc, đồng nghiệp và những ai mới vào nghề kinh nghiệm và quan niệm về nghề trong 556 trang sách đầy lý thú.
Ngoài những kỹ năng về một cuộc phỏng vấn, thế nào là một tờ báo hay, những xung đột thường trực giữa người viết với chủ bút… điều thú vị nữa trong cuốn sách là những chuyện nằm ngoài bài viết khi tác giả thực hiện những cuộc phỏng vấn nguyên thủ quốc gia như Bill Clinton, Ronald Reagan, Tony Blair, Lý Quang Diệu, Đổng Kiến Hoa, Koizumi Junichiro…
Cuốn sách được viết trong một bối cảnh làm nghề ngôn luận, truyền thông khá thoải mái, song, vẫn có thể thấy đâu đó trong những câu chuyện bếp núc về nghề báo ở Mỹ một số chuyện mà báo chí Việt Nam hiện đại thường xuyên gặp phải, những điều nằm ngoài giáo trình ở trường báo chí.
N.V (Sài Gòn tiếp thị)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn