Giới thiệu sách Liêu Trai Chí Dị Toàn Tập (Trọn Bộ 3 Tập)
Liêu Trai Chí Dị Toàn Tập (Trọn Bộ 3 Tập, Bìa Cứng)
Liêu Trai Chí Dị, nhan đề của tập truyện này có nghĩa là “Chuyện lạ viết ở phòng Liêu Trai”. Bộ sách này gồm 445 truyện chia làm 16 quyển, như vậy trung bình mỗi quyển, như vậy trung bình mỗi quyển là 27 truyện. Phần lớn là truyện kể những cuộc tình duyên kỳ ngộ giữa người và hồ ly hoặc ma quỷ. Tuy nhiên, không phải toàn là chuyện hồ ly và ma quỷ, mà còn có nhiều câu chuyện về các sự việc hoặc ít thấy hoặc có vẻ huyền bí, ví dụ như những chuyễn hiển linh của thần thánh, Phật, tiên hoặc tục lạ của loài thú hoặc phép thuật của cao tăng, hoặc mánh khoé gian manh của cường đạo, hoặc vũ công kỳ dị, hoặc vật lạ trên đời như: đá quý, cỏ lạ, hoa yêu. Các truyện đều có đề cập đến các việc của loài người như cái sống, cái chết, chết đi sống lại, sống mà như chết, chết mà như sống, tín ngượn, tình yêu, tình bạn, tình cha con, tình mẫu tử, nỗi oan khuất, thủ đoạn độc ác đê hèn… đặc biệt là không truyện nào giống truyện nào, mà truyện nào cũng đầy hứng thú.
Tác giả việt truyện “Liên Hương” trước nhất, cũng nói rõ là tóm lượng truyện Tan Sinh, theo bản văn của Vương Tử Chương. Nhưng khi soạn thành bộ sách, thì truyện “Liên Hương ” để trong quyển 2, mà mở đầu sách bằng truyện “khảo thành hoàng”. Việc sắp đặt này tất nhiên có dụng ý. có thể coi “khảo thành hoàng” là câu chuyện để biệu thị triết lý của bộ sách bằng hai câu thơ:
Hữu tâm vi thiện, tuy thiện thất thường
Vô tâm vi ác, tuy ác bất phạt.
Và cũng đề cao chữ hiếu, là chữ đứng đầu đạo Khống. Tuy vẫn được coi là bộ sách để xem tiêu khiển, nhưng mục đich khuyến thiện của tác giả rất rõ. Ngoài ra tác giả còn muốn gởi vào đó lòng tin đạo phật của mình, tâm sự uất ức của người có tài mà khoa danh lận đận, nỗi công phẫn của một người hiền trước cái tệ đoan của xã hội thời đó, như những truyện tham quan ô lại, tàn ác bất nhân. Tác giả mượn chuyện ma quỷ, hồ ly để gián tiếp lên án các hành vi bỉ ổi của người đời và luôn thể răn người đọc phải tránh tà tâm mới khỏi mắc hoạ.
Không kể nội dung phong phú lành mạnh như vậy, bút pháp của Bồ Tùng Linh trong tập truyện này cực kỳ độc đáo. Có nhà phê bình Trung Hoa đã coi bút pháp ấy như bút pháp ở Tả truyện và Sử ký, nghĩa là một bút pháp vắn tắt, gọn gàng mà ham súc, lời ít mà ý nhiều.
Đây là bộ sách rất giá trị nên đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khắp hoàn cầu. Trong tủ sách dịch thuật của ta đã có các vị tiền bối ưa thích mà giới thiệu. Tuy nhiên, cho đến nay chưa ai dịch trọn bộ mà phần nhiều chỉ chọn một số để dịch thôi.
Mời bạn đón đọc.