Giới thiệu sách Lịch Sử Trung Đông 2000 Năm Trở Lại Đây
Những sự kiện nóng bỏng xảy ra trong những năm gần đây ở Trung Đông đã lôi cuốn sự quan tâm của rất nhiều người trên thế giới, kể cả ở Việt Nam chúng ta. Sự quan tâm ấy thể hiện qua việc tích cực tìm hiểu những nhân tố cấu thành của lịch sử và văn minh các dân tộc sinh sống trong vùng đất Trung Đông và đặc biệt là những thông tin về mối liên kết chặt chẽ giữa các dân tộc.
Trong cuốn lịch sử Trung Đông này, tác giả Bernard Lewis không đi theo thứ tự thời gian mà giới thiệu nền văn minh và lịch sử theo từng đề tài, thí dụ như có một chương nói về những thay đổi, những thách thức, những cuộc chiến mà vùng Trung Đông đã chứng kiến. Do đó, thật không vô ích nếu người đọc đã có được một bản tổng hợp với hệ thống về lịch sử và văn minh Hồi giáo. Các dẫn chứng hay các giai thoại mà tác giả rút ra từ các tài liệu cổ thật vô cùng sinh động. Tác giả cũng mô tả một cách tỉ mỉ sự thâm nhập của nền văn minh Tây phương vào xã hội Hồi giáo trong tất cả mọi lĩnh vực, từ cách ăn mặc cho đến cách suy nghĩ hay các phương tiện thông tin đại chúng. Khác với các dân tộc vùng Đông Á đã tiếp thu các thành quả khoa học kỹ thuật cuả phương Tây để tiến lên hiện đại hoá, các dân tộc theo Hồi giáo, do lòng nghi kỵ đối với tất cả những gì đến từ thế giới Cơ đốc, đã loại bỏ phần lớn các tiến bộ kỹ thuật và các tư tưởng được du nhập, do đó khó lòng cải cách xã hội của họ. Càng bị thút lùi, họ càng căm giận thế giới phương Tây, cho đó là nguyên nhân của mọi thất bại của mình. Lịch sử cũng đóng một vai trò quan trọng trong sự hình thành các tư tưởng. Người Hồi giáo, trong giai đoạn hiện tại, rất quan tâm nhiều đến quá khứ, trong tiếng Anh, thành ngữ “that’s history” (đấy là chuyện cũ) lại tương đương với một việc gì cần phải quên đi. Do đó, theo Bernard Lewis, tìm hiểu lịch sử vùng Trung Đông chính là tìm cách giải mã những sự kiện xảy ra ở đó hiện nay. Tuỳ theo quan điểm của người đọc mà ta có thể đi đến những giải thích khác nhau. Cũng không nên quên rằng tài liệu này ra đời năm 1995, khi sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ vào Trung Đông, nhất là ở Iraq, chưa sâu rộng như ngày nay.
– “Một tác phẩm có giá trị được viết rất xuất sắc” – Thomas W. Lippman, Washington Post
– “Thật xuất sắc!… Ông Lewis có tài tô điểm các học tiết, đảo lộn các câu chữ và trình bày các trích dẫn… Ông còn biết cách làm rõ các vấn đề phức tạp (như ảnh hưởng của các tư tưởng mà Cách mạng Pháp reo rắc trên vùng Trung Đông) do đó người đọc không hề gặp phải khó khăn nào trong việc hiểu tác phẩm này” – Daniel Pipes, Wall Street Journal
– “Trong lịch sử Trung Đông, Lewis đã chuyển kiến thức rộng lớn của mình thành một bức tranh toàn cảnh của nền văn minh Hồi giáo. Văn phong của ông thật sáng sủa và cách tiếp cận vấn đề thật khách quan” – Leonard W. Boasberg, Philadelphia Enquirer
– “Đây là một kiệt tác… Bernard Lewis đã kết hợp được sự uyên bác của mình với những tri thức có tính bách khoa về Trung Đông, và trên hết tác phẩm rất dễ đọc” – Anthony Parsons, Daily Telegraph (London)
– “Trên đời này thật không ai sánh kịp Lewis trong ngành của mình. Cuốn Lịch sử Trung Đông chứng minh được tài năng vô song của ông” – Al-Ahram (Cairo).
Mục lục:
Lời giới thiệu
Lời nói đầu
Phần 1: Dẫn nhập
Phần 2: Trước đấy…
Chương 1: Trước khi Cơ Đốc giáo ra đời
Chương 2: Trước khi Hồi giáo ra đời
Phần 3: Buổi bình minh và đỉnh cao của đạo Hồi
Chương 3: Nguồn góc đạo hồi
Chương 4: Triều đại các giáo chủ dòng Áp-bát
Chương 5: Những dân tộc đến từ các thảo nguyên
Chương 6: Sau cuộc xâm lăng của Mông Cổ
Chương 7: Các đế quốc hiếu chiến
Phần 4: Những mặt cắt ngang
Chương 8: Nhà nước
Chương 9: Kinh tế
Chương 10: Giới tinh hoa
Chương 11: Giới bình dân
Chương 12: Tôn giáo và pháp luật
Chương 13: Văn hoá
Phần 5: Những thách thức của thời hiện đại
Chương 14: Những thách thức
Chương 15: Những thay đổi
Chương 16: Phản ứng và đối sách
Chương 17: Những tư tưởng mới
Chương 18: Từ chiến tranh này đến chiến tranh khác
Chương 19: Từ tự do này đến tự do khác
Ghi chú
Chú giải và thư mục
Chú thích về các loại lịch
Niên biểu
Bản đồ
Bảng chỉ mục.
Mời bạn đón đọc.