Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường – Phát Hành Dự Kiến 02/07/2021

Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường –  Phát Hành Dự Kiến  02/07/2021
Giá bìa: 135.000₫
Giá bán: 108.000₫
Tình trạng: Còn hàng
  • Tác giả: Sarah Napthali
  • Người dịch: Thanh Thanh
  • Nhà xuất bản: Nxb Hà Nội
  • Mã Sản phẩm: 9786045594339
  • Khối lượng: 500.00 gam
  • Ngôn ngữ: Tiếng Việt
  • Định dạng: Bìa mềm
  • Kích thước: 24 x 15.5 cm
  • Ngày phát hành: 02/07/2021
  • Số trang: 316

Giới thiệu sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường – Phát Hành Dự Kiến 02/07/2021

Sarah Napthali

Sarah Napthali

Những năm đầu con đi học có thể là khoảng thời gian tuyệt vời nhất cho nhiều bậc phụ huynh: Họ không phải chăm bẵm con nhiều như khi con còn chập chững; họ cũng chưa cần nghĩ tới khoảng thời gian “nổi loạn” khi các con bước vào tuổi dậy thì. Tuy nhiên, trong giai đoạn bắt đầu đi học của trẻ, những người mẹ vẫn còn có nhiều mối bận tâm khác.

Những người mẹ có thể lo lắng về sự thích nghi của trẻ trong môi trường mới. Họ cũng phải xem xét đến việc quản lý, sử dụng thời gian của bản thân như thế nào cho phù hợp với thời gian biểu của con. Rồi họ cũng gặp phải thử thách trong mối quan hệ với các hội phụ huynh, với những người cha người mẹ khác. Kể cả những lần con đặt ra các câu hỏi hóc búa về cuộc sống, họ cũng phải suy nghĩ, cố gắng đưa ra câu trả lời thỏa đáng, phù hợp với trẻ…

Những mối bận tâm đó dần có thể khiến những người mẹ bước vào một vòng lẩn quẩn của cảm xúc, cảm thấy tội lỗi, trở nên giận dữ… Và nếu những mối bận tâm đó cứ ngày một dồn lại, thì dần dần những người mẹ sẽ mất đi cảm giác hạnh phúc.

Làm mẹ với tâm Phật: Cùng con tới trường là cuốn sách sẽ giúp những người mẹ có con đang tuổi đến trường bỏ qua những cảm xúc tiêu cực và tìm thấy sự bình yên và hạnh phúc. Cuốn sách được viết dựa trên những trải nghiệm của tác giả Napthali từ cuộc sống gia đình của bà – một gia đình với hai cậu nhóc. Cuốn sách sẽ tập trung đến các nhu cầu của một người mẹ; giúp họ nhìn ra định hướng trong việc nuôi dạy con, cũng như tìm thấy sự mãn nguyện.

Cuốn sách sẽ đề cập đến những giáo lý, góc nhìn Phật giáo, lời giảng của Đức Phật; rồi từ đó chỉ ra những cách tiếp cận thiết thực, hữu ích cho các bà mẹ khi họ phải đối mặt với các vấn đề của con trẻ, cũng như trong cuộc sống. Những người mẹ sẽ hiều những lợi ích của việc an trú trong hiện tại, cảm nhận trọn vẹn từng khoảnh khắc – họ không còn quá buồn khổ, lo lắng cho quá khứ và tương lai. Họ sẽ trở nên tự do, và tận hưởng hạnh phúc lâu dài.

MỤC LỤC:

Lời nói đầu

Chương 1: Áp lực

Chương 2: Cân bằng

Chương 3: Sự buồn chán

Chương 4: Lý giải

Chương 5: Hòa nhập xã hội

Chương 6: Lan tỏa

Chương 7: Sợ hãi

Chương 8: Bản ngã

Chương 9: Khuôn phép

Chương 10: Hạnh phúc

Tôi có một ý tưởng thế này

Phụ lục: Mười bốn giới Tiếp Hiện của Thầy Thích Nhất Hạnh

TRÍCH ĐOẠN HAY:

CÂN BẰNG

Tại sao con người ta đều cảm thấy khó khăn mỗi khi muốn điều hòa cuộc sống của mình? Cuộc đời lắm gian truân khổ ải, vậy ta phải làm gì? Ta luôn tìm cách an ủi bản thân bằng việc trốn tránh ở nơi tận cùng của một phổ tư tưởng, trói buộc cuộc đời ta dưới cái bóng của một “chủ nghĩa” nào đó, như một số người chọn theo chủ nghĩa khoái lạc, chạy theo những thú vui tiêu khiển và lẩn trốn nỗi khổ đau; số khác thì lại chạy theo tư tưởng “tham công tiếc việc”. Suy cho cùng, chúng ta đều được quyền chọn lựa một lý tưởng sống cho mình, như chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa tự tôn, chủ nghĩa độc tửu (hay còn gọi là chứng nghiện rượu), chủ nghĩa cơ yếu (là chủ nghĩa yêu cầu đặt niềm tin tuyệt đối vào một tôn giáo, đức tin) hay thậm chí là chủ nghĩa hoàn hảo.

Trên thế gian muôn trùng thái cực này, cuộc sống gia đình cũng không phải là điều ngoại lệ. Mặc dù thế hệ của chúng ta thường bị coi là “thế hệ phụ huynh bảo thủ”, thường giữ vững những quan điểm, lập trường chắc chắn và cứng nhắc về việc làm phụ huynh tốt là như thế nào, nhưng sự bảo thủ trong cách ta nuôi dạy con cái cũng chẳng giúp chúng ta tìm lại được sự bình thản, hạnh phúc hay nội tâm thanh tịnh nào. Với những bà mẹ ngày nay, họ đều đang phải chịu những loại áp lực chưa từng có trước đây, ví dụ như việc làm sao để trở thành một người mẹ tốt, những thứ áp lực phi thực tế và có thể gây ra hậu quả khôn lường, khiến người mẹ đánh mất lòng từ bi với chính bản thân. Ita Buttrose và Penny Adams đã miêu tả trong cuốn Mặc cảm người mẹ của họ như sau: “Những bà mẹ hiện đại thời nay đang phải chịu một cuộc khủng hoảng mặc cảm lớn, nó khủng khiếp vô cùng và đặc biệt chỉ những người nắm giữ thiên chức làm mẹ mới có – mặc cảm người mẹ!”

Đức Phật cũng không yêu thích gì chủ nghĩa cực đoan, chính vì vậy Ngài đã dạy chúng ta Trung đạo. Trước khi đắc đạo trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã từng được sống trong nhung lụa sau những bức tường hoàng cung kiên cố mà phụ vương của Ngài xây nên nhằm bảo vệ thái tử trẻ tuổi khỏi muôn sự đau khổ ngoài kia. Và đến khi được ra ngoài, thái tử đã chứng được nỗi đau của vòng luân hồi sinh lão bệnh tử mà chúng sinh đang phải chịu đựng. Tâm trạng u sầu, Ngài quyết ra đi tìm con đường giải thoát cho muôn vật khỏi dukkha, hay còn gọi là khổ – cái mà chúng ta hiểu là nỗi thống khổ, áp lực hay bất cứ tên gọi nào khác của sự bất mãn. Tất Đạt Đa đã dành ra sáu năm cuộc đời mình để sống với những nhà tu khổ hạnh khác, Ngài từ bỏ mọi sự sung sướng, điều mà hầu hết những nhà tu hành đều làm vào thời ấy. Sau cùng, Ngài nhận ra dù có làm vậy cũng không thể giải phóng Ngài khỏi vòng xoay luân hồi của nỗi thống khổ.

Vào thời điểm ấy, Ngài đã khám phá ra được rằng lối sống xa hoa vui thú mà Ngài có khi còn sống ở hoàng cung sẽ không bao giờ có thể chấm dứt khổ đau, và dù có tự hành xác khổ hạnh cũng không làm nỗi khổ kết thúc. Trong bài giảng đầu tiên của Đức Phật ngay sau khi giác ngộ, trước cả khi Ngài giảng dạy những bài kinh cốt lõi, Đức Phật đã gọi phương pháp của mình là Trung đạo, tức là tránh xa hai thái cực: đam mê trụy lạc và tự hành xác.

Dựa theo những hiểu biết của chính chúng ta về khổ, chúng ta bắt đầu tìm kiếm Trung đạo của chính chúng ta, một con đường đi giữa hai trạng thái phớt lờ sự bất mãn và ghét bỏ sự khốn khó. Trung đạo là cách ta quan sát những thứ cảm xúc ấy với lòng tò mò và một tâm hồn rộng mở. Nó đòi hỏi con người ta phải đối mặt trực diện với những sự việc xảy đến trong cuộc sống mà không cần phải núp bóng dưới một tư tưởng sống cực đoan nào, hay phải mượn những cơn nghiện ngập, những nỗi ám ảnh hoặc bất kỳ cách nào khác mà ta có thể nghĩ ra để trốn tránh sự khổ đau. Suy cho cùng, liệu chúng ta có nhận ra tất cả những phương pháp bản thân thường làm để lẩn trốn khỏi khổ đau lại khiến mình khổ thêm hay không?

Bài giảng của Đức Phật đều là những điều căn bản: Ngài dạy ta rằng để có thể chấm dứt khổ đau, ta không được dồn nén hay phớt lờ nó, mà hãy dành thời gian để làm quen với nó, tìm hiểu xem dấu hiệu của nó là gì và điều gì đã tạo nên nó. Và đây chính là một trong Bốn Sự Thật Cao Quý: Đời là bể khổ, thấu được nỗi thống khổ mới có thể giác ngộ. Điều này có nghĩa là ta chịu đựng gian khổ, cho dù chỉ là sự bức bối nhẹ trong lòng hay là nỗi buồn thấu tâm can, ta cần phải quan sát những cảm xúc, trải nghiệm ấy thật kỹ để có thể hiểu chính xác nó là gì. Việc này có thể mâu thuẫn với lẽ thường, sao ta có thể làm giảm sự đau khổ trong đời mình chỉ bằng cách quan sát nó chứ? Chúng ta phải làm bản thân sao nhãng mỗi khi gặp chuyện đau buồn mới phải chứ? Ấy vậy mà khi ta nghiên cứu về khổ, ta lại ngộ ra rằng mọi sự khổ đau trong đời ta đều không phải đến từ những biến cố, mà đến từ chính trong thâm tâm ta, khi ta cố gắng ngăn chặn hoặc chối bỏ nỗi khổ ấy, và cả khi ta tự lừa dối bản thân với những câu chuyện tự thêu dệt về nỗi khổ đau trong mình.

Đó là một buổi chiều bình thường như mọi ngày ở nhà tôi, tôi giục Zac đi làm bài tập về nhà ba lần liên tục rồi mà thằng bé vẫn ngồi đó đập bóng lên tường nhà, nhưng ít nhất thì nó và đứa em cũng đã ngưng cãi nhau về việc đứa em lén sử dụng máy tính không xin phép. Bây giờ muốn kéo Alex khỏi chiếc máy tính mà nó đang xem YouTube sẽ tốn rất nhiều thời gian, trong khi tôi còn đang bận chuẩn bị bữa tối. Lúc này, cơ thể tôi đã mệt mỏi quá sức do thiếu ngủ, cảm giác như sẽ bùng cháy bất cứ lúc nào, nhưng thực ra đó lại là lúc thích hợp nhất để tìm hiểu về nỗi khổ trong tôi, không cần phải ngồi trên bồ đoàn, tất cả những gì tôi cần làm chỉ là liên tục thái thức ăn mà thôi.

Tâm trí tôi ngừng lại một lúc, bản thân biết rằng dù mình có bận đến cỡ nào thì tôi vẫn có thể dừng việc suy tư lại khoảng 20 giây để hít thở và tập trung tâm trí vào toàn thân mình ngay lúc bấy giờ. Rồi tôi nhận ra sự căng thẳng đang có mặt ở khắp nơi trên thân thể mình: Những lần thở dài thườn thượt, những lần tôi nghiến răng, những thớ cơ vai và lưng đang căng như dây đàn. Lúc ấy, tôi thả lỏng và tìm hiểu sâu vào nỗi khổ của mình, cuối cùng, tôi nhận ra những suy nghĩ của mình: Mình không nên như vậy, đừng có cáu giận nữa, ước gì mình có thể sống sung sướng mà không lo lắng về những cảm xúc này… Đây chính là sự ác cảm, là sự nỗ lực cố dồn ép cảm xúc của bản thân tôi và chính nó đã góp phần tạo nên sự căng thẳng của tôi.

Rồi nhiều suy nghĩ khác cũng xuất hiện: Khi nào mấy đứa nhỏ mới biết cách chịu trách nhiệm cho hành động của chúng nó đây? Tại sao ngày nào mình cũng phải chịu đựng những chuyện như thế này chứ? Nhưng khi tâm can tôi đã thức tỉnh, tôi có thể chỉ cần để những suy nghĩ ấy trôi qua mà không cần khiến bản thân bị ảnh hưởng bởi chúng, hay khiến cảm xúc mình bị lệ thuộc vào chúng. Chẳng có nghĩa lý gì để phải tin vào những suy nghĩ này cả mặc dù chúng đang phản ánh đúng thực tại xung quanh tôi. Tôi chỉ cần cố gắng sống cùng với những cảm xúc của mình mà không cần phải động chạm đến chúng, đơn giản chỉ cần đón nhận tất cả với tâm trí rộng mở và tấm lòng hiếu kỳ. Vì những xúc cảm này là một phần của cuộc sống, tôi chấp nhận việc chúng đến và đi như gió thoảng qua, tôi tập trung tâm trí mình, lấy lòng từ bi không phán xét làm gốc. Và cách mà tôi sống hòa hợp với cảm xúc của mình dần dần chuyển hóa chúng.

Nếu tu tập chánh niệm đủ lâu, ta có thể sẽ quen với những lối suy nghĩ của bản thân, những thói quen phản ứng lại với biến cố đã góp phần kéo dài sự khổ đau. Lối suy nghĩ thường tùy thuộc vào chính con người nội tại của ta, lối suy nghĩ ấy có thể bao gồm phần lớn là sự tự ti, khổ nhục hoặc cả sự cứng nhắc giống như tôi đây. Ngoài ra còn tồn tại một số lối suy nghĩ cực đoan, như tự ghê tởm bản thân hoặc thích đổ lỗi cho kẻ khác mà không xem xét lại trách nhiệm của bản thân. Đức Phật dạy rằng khi nào ta nhận ra tất cả những nỗi khổ mà ta có đều do chính mình tạo ra, ta sẽ rũ bỏ được tất cả những mối phiền lòng tạo ra nó. Ta sẽ có thể từ bỏ được những thái cực hay cả những chủ nghĩa sống độc hại, ta sẽ có thể đi theo được Trung đạo.

Đối với các bà mẹ, Trung đạo là một giải pháp hữu hiệu cho mọi vấn đề. Hành trình làm mẹ thường đòi hỏi chúng ta phải tránh mọi thái cực: Ta sẽ càng gặp nhiều rắc rối nếu ta quá cứng nhắc hoặc nếu ta sống quá buông thả. Tương tự, các con ta sẽ trở nên hư hỏng, nếu ta bỏ mặc chúng hoặc nếu ta theo sát chúng quá đà. Vì vậy, ta cần phải tìm cách cân bằng giữa việc để các con tiếp xúc với thế giới bên ngoài và bao bọc chúng tránh khỏi xã hội ngoài kia. Ta phải giúp các con cảm thấy vui vẻ thoải mái và đồng thời khuyến khích các con, nhưng không phải lúc nào cũng nên làm thế, có thể ta luôn nhẹ nhàng và dịu dàng với các con nhưng không phải dịu nhẹ ngay cả trong những lúc ta cần nghiêm khắc và kiên định.

Nhiệm vụ của một người mẹ là luôn luôn tìm ra con đường cân bằng giữa mọi sự, giữa muôn vàn vấn đề xuất hiện, xoay vần chúng ta rồi biến mất, rồi lại một tràng những biến cố khác chuẩn bị xảy ra. Với bất kỳ vấn đề nào mà ta phải đối mặt, ta luôn tìm kiếm điểm cân bằng ẩn sâu trong đó và một khi tìm được, ta cần chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi nó để tạo cơ hội cho các yếu tố khác thay đổi. Ta đang sống trong cõi vô thường với đầy những thăng trầm, thế giới ngoài kia sẽ liên tục thay đổi, vì vậy ta cần giữ cho tâm ta luôn thanh tịnh và bất biến trước mọi sự xoay vần.

Dù bất cứ vấn đề nào xuất hiện, giả dụ như việc các con ta cần sự chú ý của mẹ, hay ta cần giao lưu với hàng xóm thường xuyên hơn, ta sẽ luôn tìm được câu trả lời nằm trong sự cân bằng mà ta tạo nên. Ví dụ, tôi từng băn khoăn rằng, với các con tôi – những cậu con trai hiếu động sẽ dành nửa ngày để chơi cùng một chiếc hộp kia, thì tôi nên để cho chúng xem tivi trong bao lâu là đủ. Và tôi đã tìm ra câu trả lời cho mình, nằm ngay trong cuốn sách Tại sao tivi lại tốt cho trẻ? của Catherine Lumby và Duncan Fine, hai chuyên gia truyền thông và đồng thời cũng là những bậc phụ huynh:

Sự cân bằng chính là chìa khóa để giúp những đứa trẻ có tài ở nhiều lĩnh vực khác nhau được phát triển toàn diện. Giống với các hoạt động thông thường khác, việc xem tivi của trẻ cũng nên được đặt dưới sự giám sát của người lớn, ta cần đặt giới hạn sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ, để trẻ vẫn có thời gian làm những việc khác.

Thật vậy, rất khó để có thể tưởng tượng ra việc ta sẽ giáo dục con trẻ như thế nào nếu sự cân bằng không được đặt làm giá trị cốt lõi, hay thậm chí cả việc ta dành sự chú ý của mình cho các con nhiều từng nào cũng vậy

 

Ở đâu bán sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường – Phát Hành Dự Kiến 02/07/2021 giá rẻ nhất?

Các sản phẩm được giới thiệu bởi Xem Sách Hay đều hỗ trợ mua hàng online, thanh toán khi nhận hàng (COD) Và có đầy đủ hình thức thanh toán cho bạn lựa chọn.

Nhà Cung Cấp LINK MUA Giá
Tiki MUA NGAY
Shopee MUA NGAY

Tải sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường – Phát Hành Dự Kiến 02/07/2021, dowload sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường – Phát Hành Dự Kiến 02/07/2021, Đọc sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường – Phát Hành Dự Kiến 02/07/2021 online, Download Ebook Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường – Phát Hành Dự Kiến 02/07/2021 free, Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường – Phát Hành Dự Kiến 02/07/2021 pdf doc prc, Xem sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường – Phát Hành Dự Kiến 02/07/2021 online, review sách Làm Mẹ Với Tâm Phật – Cùng Con Đến Trường – Phát Hành Dự Kiến 02/07/2021