Giới thiệu sách Kỹ Thuật Nuôi Trùn Giòi – Tạo Nguồn Thực Phẩm Bổ Dưỡng Cho Gia Cầm, Gia Súc
Nuôi trùn, nuôi giòi là việc tương đối mới mẻ đối với đa số người mình. Có lẽ chỉ nghe bàn đến thôi cũng đã cho là điều lạ. Nhưng đây là ngàng chăn nuôi mang tính công nghiệp của nhiều quốc gia trên thế giới, trong số đó có Mỹ, Úc, Nhật Bản… họ đã nhờ nghề này mà phát đạt hơn một trăm năm nay rồi.
Trùn ngoài thiên nhiên tuy nhiều,nhưng đâu tập trung lại một chỗ cho chúng ta đào bới và bắt? Do đó, khai thác trùn có sẵn trong thiên nhiên là việc vô cùng vất vả mà mối lợi lại không bù đắp nổi công lao khó nhọc phải bỏ ra. Vì vậy, muốn có số lượng nhiều trùn để đáp ứng đủ cho nhu cầu chăn nuôi của mình thì chỉ còn cách noi gương các nước đi trước để tự nuôi mà thôi!
Tại nhiều nước, ngành nuôi trùn càng ngày càng phát triển, vì ngoại việc dùng trùn làm thức ăn bổ dưỡng nuôi gia súc, gia cầm, lấy phân trùn dùng làm phân bón.
Phân trùn được đánh giá là loại phân giàu dinh dưỡng nhất cho cây, so với nhiều loại phân khác mà chúng ta biết đến, do đó giá bán rất cao.
Người ta nuôi giòi cũng dùng làm thức ăn nuôi gà vịt. Đây là loại thức ăn cho gia cầm vừa bổ dưỡng vừa rẻ tiền. Do vật nuôi tăng trọng nhanh, rút ngắn được thời gian chăn nuôi, nên mức lời được cao hơn…
Sỡ dĩ gọi là ngành chăn nuôi có tình công nghiệp vì nghề này được nuôi qui mô với máy móc hiện đại. Sản phẩm làm ra không những chỉ dành tiêu thụ trong nước mà còn được xuất khẩu ra nước ngoài, bằng năm thu về một số ngoại tệ đáng kể.
Trùn và giòi chứa rất nhiều đạm, là món ăn thích khẩu của gia cầm nói chung, làm chúng tăng trọng nhanh.
Phương pháp nuôi trùn và giòi tại các nước vừa kể rất đơn giản, mọi nguyên liệu dùng vào việc chăn nuôi các giống này nước ta đều có đủ, vừa dễ kiếm vừa rẻ tiền. Diện tích đất cũng không cần thiết, nếu chúng ta chỉ nuôi với số lượng ít, có tính gia đình.
Có điều, việc nuôi trùn, nuôi giòi nên nuôi ở các vùng ngoại ô, vùng nông thôn, lý tưởng nhất là tại các nông trại, nơi đất đai vừa rộng rãi lại thưa người cư ngụ, để tránh ô nhiễm. Điều yêu cầu kế tiếp là vị trí nuôi trùn và giòi phải cách xa nhà ở, từ 50 mét, hay 100 mét trở lại mới tốt, vì tránh được sự hôi hám và ruồi nhặng… Vì vậy, diện tích đất đai có đủ rộng, ta mới nghĩ đến việc nuôi qui mô.
Mục lục:
Lời tựa
Phần I. Phương pháp nuôi trùn
Con trùn, đâu có gì đáng sợ?
Những lợi ích đến từ con trùn
Nuôi trùn lấy phân
Tìm nguồn trùn giống
Thức ăn của trùn đất
Phương pháp nuôi trùn đất
Thu hoạch và bảo quản trùn đất
Phần II. Phương pháp nuôi giòi
Làm sao bỏ được mặc cảm với giòi bọ?
Phương pháp nuôi giòi
Nuôi gà công nghiệp bằng giòi theo mô hình của Nhật
Nuôi gà thả bằng giòi
Trước khi xuất chuồng
Mời bạn đón đọc.