Giới thiệu sách Kỹ Thuật An Toàn Trong Phòng Thí Nghiệm Hoá Học
Kỹ Thuật An Toàn Trong Phòng Thí Nghiệm Hoá Học:
Hiện nay tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, khoa hóa học của các trường đại học, các trường trung cấp, dạy nghề, các trường phổ thông trung học và tại nhiều nhà máy xí nghiệp ở nước ta đều có các phòng thí nghiệm hóa học. Các nhân viên làm việc trong các phòng thí nghiệm này thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất. Trong khi tiếp xúc và làm việc, hàng ngày người lao động luôn luôn bị đe dọa bởi những mối nguy hiểm bắt nguồn từ nhiều hóa chất và những công việc mang tính nghề nghiệp trong phòng thí nghiệm, đặc biệt khi xảy ra các sự cố kỹ thuật hoặc những tai nạn. Trong số những sự cố và tai nạn đó, có những vụ do khách quan sinh ra. Nhưng có rất nhiều vụ xảy ra do yếu tố chủ quan của người lao động, do không nắm vững kỹ thuật an toàn lao động khi làm việc với các hóa chất hoặc coi thường, xem nhẹ, hoặc bỏ qua các kỹ thuật an toàn cần thiết. Thực tế cho thấy nguyên nhân của nhiều vụ tai nạn, sự cố xảy ra trong ngành hóa chất nói chung và trong các phòng thí nghiệm hóa học nói riêng, một mặt do sự chưa nhận thức hết trách nhiệm của cán bộ hoặc nhân viên phòng thí nghiệm, mặt khác do một số nhân viên phòng thí nghiệm và đa số học viên mới tiếp xúc với công việc đều thiếu các kiến thức sơ đẳng về kỹ thuật an toàn hóa chất và kỹ thuật khi làm việc trong phòng thí nghiệm hóa học.
Để giúp cho cán bộ và nhân viên các phòng thí nghiệm hóa học, sinh viên, học viên của các trường đại học, trung học kỹ thuật có liên quan đến hóa học và học sinh phổ thông trung học có thêm các kiến thức kỹ thuật an toàn khi làm việc tại các phòng thí nghiệm hóa học chúng tôi biên soạn cuốn sách Kỹ Thuật An Toàn Trong phòng Thí Nghiệm Hoá này. Nội dung cuốn sách đi thẳng vào các kỹ thuật an toàn khi tiếp cận những công việc được tiến hành trong các phòng thí nghiệm hóa học ở hầu hết các cơ sở nghiên cứu, giảng dạy và sản xuất ở nước ta.
Cuốn sách này là một tài liệu tham khảo dùng cho việc hướng dẫn kỹ thuật an toàn trong khi làm việc tại các phòng thí nghiệm hóa học.
Mục Lục:
Lời nói đầu
1. Nguyên tắc làm việc trong các phòng thí nghiệm hoá học.
2. Sơ cứu khi xảy ra tai nạn
3. Các phương tiện dập cháy tại chỗ trong phòng thí nghiệm hoá học
4. Làm việc với dụng cụ thuỷ tinh
5. Làm việc với các thiết bị điện
6. Gia nhiệt
7. Làm việc với các hệ chân không
8. Làm việc với các dung môi hữu cơ
9. Chưng cất
10. Làm việc với các kim loại kiềm
11. Làm việc với các hợp chất cơ nhôm
12. Làm việc với thuỷ ngân
13. Làm việc với các axit và kiềm
14. Các giải pháp thực hiện an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học
Mời bạn đón đọc.