Giới thiệu sách Kể Chuyện Danh Nhân Việt Nam – Danh Nhân Khoa Học Việt Nam (Tập 3)
Non sông, đất nước ta trải qua hơn 4.000 năm văn hiến đã sinh ra biết bao người con ưu tú trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Với tập 3 của bộ sách Kể chuyện Danh nhân Việt Nam giới thiệu cùng bạn đọc những danh nhân tiêu biểu, có nhiều cống hiến lẫy lừng trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và được xếp theo thứ tự năm sinh, để bạn đọc tiện theo dõi theo từng thời kỳ lịch sử.
Trong tập sách này là các danh nhân Lương Thế Vinh, Vũ Hữu – hai nhà toán học thế kỷ XV; Lê Quý Đôn – nhà bác học vĩ đại của thế kỷ XVIII, Hồ Nguyên Trừng – người đã đúc súng thần công; hoặc Cao Thắng đã chế tạo được súng trường theo kiểu của Pháp. Bên cạnh đó còn giới thiệu một số nhân vật hiện đại như giáo sư Trần Đại Nghĩa – người đã chế tạo súng Bazooka trong kháng chiến chống Pháp; hoặc giáo sư Tạ Quang Bửu, bác sĩ Văn Thiêm, Hoàng Tuỵ, nhà vật lý hạt nhân Nguyễn Văn Hiệu… đều là những nhân vật có nhiều đóng góp quan trong trong lĩnh vực khoa học nước nhà.
Bên cạnh đó, Sách cũng đề cập đến những bậc lương y như từ mẫu. Họ đã để lại nhiều công trình nghiên cứu y khoa rất có giá trị. Trong dòng phát triển của nền y học dân tộc nước ta đã có những bậc danh y cũng đều tâm niệm như thế. Ngay từ đời nhà Lý (1090-1224) triều đình đã tổ chức Thy Thái y, sang triều nhà Trần (1225-1399) đã phát triển lên thành Viện thái y. Rồi sau khi đánh đuổi giặc Minh, nhà Lê (1428-1788) cũng rất chú trọng đến việc phát triển nền y học nước nhà; bộ Luật Hồng Đức đã đặt quy chế nghiêm ngặt về nghề y v.v… So với nền y học của phương bắc, chúng ta tự hào cũng có bản sắc riêng – trong lời ăn tiếng nói của nhân dân còn ghi nhận:
Đó có Hoàng cầm, Hoàng kỳ
Đây có Chỉ xác, Trần bì kém chi
Qua thực thế, ông cha ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm phòng bênh, chữa bệnh như “Cơ no chớ có chải dầu
Đói lòng chớ có tắm lâu tật nguyền”;
“Nhiều tiền hoàng cầm hoàng kỳ, ít tiền trần bì, ngũ sắc”;
“Sạch sẽ là mẹ sức khoẻ”;
“Cứu bệnh như cứu hoả”;
“Đau bụng lấy cùm cụm mà chườm
Nhược bằng không khỏi hoắc hương với gừng”;
hoặc “Đậu xanh, đu đủ, của chua
Có tính rã thuốc chớ cho uống cùng” v.v…
Rõ ràng đây là một nhận thức khoa học nhằm bảo vệ sức khoẻ mà ông cha ta đã tổng kết từ thực tế của đời sống.
Mời bạn đón đọc.