Giới thiệu sách Hỏi Đường Mây Trắng Qua
“Không chỉ truyền cảm hứng cho người đọc bởi bút lực tài tình, cuốn sách còn là một tài liệu nhân chủng học để ta học hỏi phương pháp nghiên cứu thực địa, một sử liệu giá trị về văn hóa và lịch sử Tây Tạng. Những dấu tích ấy, theo lẽ sinh diệt hồn nhiên, nay không còn nguyên! Tuy vậy, nhữung nười có trực quan mạnh mẽ hay tín tâm kiền thành vẫn có thể ‘thấy’ nó qua những trang sách đẫm màu tươi rói.”
“The Way of the White Clouds”, ai cũng có thể hiểu (sát nghĩa) là ‘con đường của mây trắng’. Thực ra, đó là ẩn nghĩa thâm huyền của câu cuối trong bài kệ tương truyền của Bồ Tát Di Lặc, trong một tiền kiếp khi chưa thành Phật, đã ‘một mình ôm bình bát’ đi ‘vạn dặm’ tìm ‘Đường Cái’ (Đạo). Nhà thanh tu kia thân khoác hoại y, ôm bình bát lang thang trong cõi trần tục lụy nhưng chân bước trên con đường trí, mắt xanh dõi tìm người tri đạo, và ngẩng đầu nhìn mây trắng thao thiết bao la, hoát nhiên ‘hỏi Đường Mây Trắng qua’.
‘Vấn lộ bạch vân đầu’. Mây làm gì có đường để hỏi. Đường của mây là không lối. Sơn cùng lộ tuyệt đại hải vô biên mây đều lướt tới, nhưng không từ đâu lại. Mây không đường nên có vạn đường, như bậc xuất gia không nhà nên đâu cũng là nhà. Hỏi đường mây trắng là hỏi hư không, hỏi cả đại thân thế giới. Mây tượng trưng cho Pháp. Pháp là hồi chuông triêu mộ đánh thức những cơn mê ngủ, là phương tiện chở người về bến mộng bên kia. Thuyền đi và bến đỗ hòa trong tinh cầu này.”
Mời bạn đón đọc.