Giới thiệu sách Học Sao Thành Thiên Tài
Học Sao Thành Thiên Tài:
Thành tài đã khó, phát triển được nhiều khả năng đều ở đỉnh cao, quả là phi thường, hiếm hoi, không hề dễ dàng chút nào cả. Bởi, tài năng – đó là sự hun đúc từng giây, từng phút, là sự dày công tu dưỡng và rèn luyện rất dài lâu, đầy khổ ải và thậm chí cả đau đớn nữa…
“Niutơn là nhà bác học thiên tài. Song không phải sinh ra đã được an bài như vậy ngay. Ông không thật sự chuyên chú học hành; thậm chí việc học hành còn bị đứt đoạn. Nhưng ông sớm ham suy nghĩ, say mê tìm tòi khám phá các cơ chế hoạt động tự nhiên cũng như nhân tạo. Óc khám phá đòi hỏi phải được trang bị nhiều tri thức; và ngược lại tri thức là chìa khoá cho khám phá thành công.
Chắc chắn là bạn đã nghe kể về câu chuyện quả táo rụng và định luật vạn vật hấp dẫn rồi chứ? Người phát minh ra định luật đó chính là Niutơn.
Isắc Niutơn sinh ngày 25 tháng 12 năm 1643 tại vùng Unxthớp ở lincơnsai, nước Anh. Mồ côi cha khi còn trong bụng mẹ, sau đó mẹ tái giá, cậu bé Isắc sống với bà ngoại.
Ngay từ thuở học trò, Niutơn đã rất thích thú với môn thủ công. Thỉnh thoảng bà ngoại cho cậu tiền mua kẹo mút hay bánh ngọt, thì cậu đều dành giụm để mua sắm dùi, đục, búa; rồi suốt ngày lay hoay gõ gõ đục đục – tự làm đồ chơi.
Một lần, vào buổi sáng đi học, Niutơn thấy bóng của mình rất dài cứ chạy ở đằng trước, đến trưa thí cái bóng ngắn lại, buổi chiều cái bóng đổi hướng và lại dài ra. Từ đó Niutơn phát hiện ra rằng, bóng người là do ánh mặt trời chiếu xuống tạo thành. Mà mặt trời thì luôn thay đổi vị trí, nên bóng cũng thay đổi theo. Về nhà, cậu làm ngay một chiếc đồng hồ mặt trời, xung quanh có khắc nhiều vạch, ở giữa cắm một cái que. Nhờ bóng của que đổ xuống các vạch khác nhau mà có thể biết được đó là mấy giờ. Cậu còn hướng dẫn bà ngoại cách xem giờ. Cậu chỉ vào một vạch và nói:
– Khi bóng đổ xuống đây thì bà có thể biết là cháu đã tan học.
Năm 12 tuổi, Niutơn học tại trường trung học trên đảo Grenhem. Ở đây có một cái cối xay gió rất cao to, người ta lợi dụng sức gió để xay bột. Mọi người trong vùng đều đem lúa mạch đến đây để xay. Mỗi lần đi học về qua, Niutơn đều dừng lại và chăm chú quan sát xem kỹ, cậu đã làm một chiếc cối xay gió. Sau khi xem xét kỹ, cậu đã làm một chiếc cối xay gió nhỏ, mô phỏng cái thật. Cậu để chiếc cối xay gió ở ban công. Khi có gió thổi cánh quạt chuyển động. Niutơn sung sướng reo lên:
– Bà ơi, bà xem này, cối xay gió của cháu quay rồi kìa…”.
Mục Lục:
Khổng Tử học đàn
Khám phá bí mật của tự nhiên
Gia Cát Lượng và mánh cho gà ăn
Bill Gate – ông cua Microsoft
Quách Mạt Nhược cưỡi ngựa đến trường
Tâm hồn trẻ thơ chứa đầy những câu chuyện thần thoại
Khuất Nguyên đọc sách trong động
Phát minh ra thuốc nổ
Tổ Xung Chi với lịch pháp và con số “pi”
Đỗ Phủ học làm thơ từ khi còn nhỏ
Cậu bé ham học hỏi
Lý Tự Thành ôm cừu vượt suối
Napôlêông – danh tướng bậc nhất Châu Âu
Trương Lương qua cầu nhặt giày
Picátxô – hoạ sĩ thiên tài
Lã Mông học ngay cả lúc hành quân.
v.v…
Mời bạn đón đọc.