Giới thiệu sách Hiệp Sĩ Giữa Đời Thường
Hiệp Sĩ Giữa Đời Thường:
” – Thu… cũng đến…ư? Lại khóc… nữa
Đôi mắt Phượng bỗng từ từ nhắm lại và trên đôi môi khô vương một nụ cười chua chát, héo hon. Cả căn phòng nhốn nháo tiếng khóc và tiếng khẩn thiết gọi Phượng tỉnh lại. Lan và Dũng nối nhau lao vào phòng. Dũng quỳ gập xuống bên giường, rối rít lay vai đứa em trai và gọi lạc giọng:
– Phượng, tỉnh lại đi em. Anh về với em đây. Anh Dũng của em đây!…
Tiếng gọi của Dũng đã lay động trí não của chàng trai đã cạn kiệt hơi sức, mi mắt Phượng khẽ động đậy và mắt cậu lại từ từ mở ra. Ánh mắt Phượng bừng sáng lên khi nhận ra gương mặt người anh đang liền kề mặt mình.
– Anh Dũng! Anh đã… về…
Phượng thều thào, mọi người nín bặt để lắng lấy tiếng nói của Phượng, dõi từng cử động nhỏ trên khuôn mặt cậu. Mắt Phượng chằm chằm nhìn mặt anh trai đến mấy giây đồng hồ. Sau đó, ánh mắt mệt nhọc của cậu lần lần nhận mặt những người khác, và dừng hẳn lại trên gương mặt bà Nhạ nhoè nhoẹt nước và dính bết những sợi tóc.
– À… cả… mẹ… nữa… cũng đến… bảo mẹ… đừng khóc…
Mọi người đau đớn trước câu nói của Phượng và đồn cả ánh mắt vào bà Nhạ. Trong khi đó, bà Nhạ như co rúm người lại, hai bàn tay bưng vội lấy mặt mình và khóc nấc lên…
– Khi mộ cậu Phượng đã được mọi người xúm tay đắp lên to, đẹp hiếm thấy trên nghĩa trang này, mọi người lần lượt chào vĩnh biệt cậu ta và ra xe. Riêng tám người lớn và mấy đứa trẻ thì ở lại, ở rất lâu bên mộ cậu Phương. Họ đứng xếp thành hai hàng không đều nhau, cùng hướng mắt vào nấm mộ được lợp dày bằng những vòng hoa trắng. Chắc chắn ai trong họ đứng ra sắp xếp nên mới có cách thức vĩnh biệt người dưới mộ lộn xộn kiểu ấy. Ở hàng đầu, sau này hỏi ra tôi biết tên tuổi từng người, gồm: anh Châu, chị Nhị, ôm con đứng bên chồng, rồi đến anh Dũng đại uý, cạnh anh là cô Lan – Trưởng công an phường – bế con bé Hoa, và hai cô bé đứng ngoài cùng thì một là người yêu, một là em gái cậu Phượng.”
Mời bạn đón đọc.