Giới thiệu sách Hẹn Gặp Ở Samarra
Hẹn gặp ở Samarra là tác phẩm đầu tay nổi tiếng nhất đạt đến vẻ đẹp kinh điển của một tác phẩm hiện thực.
Mùa Giáng sinh năm 1930, trong giới quý tộc ở Gibbsville người ta chỉ tiệc tùng và khiêu vũ, các dàn nhạc chơi đến sáng và rượu tuôn chảy suốt đêm. Hạt nhân của nhóm quý tộc là cặp vợ chồng trẻ Julian và Caroline English, họ nổi bật đến mức cả người quenn cũng như người lạ đều lấy làm ganh tỵ với họ. Nhưng trong một giây phút bộc phát với việc hắt một ly rượu vào mặt một người khác, Julian đã phá vỡ trật tự của giới này rồi bắt đầu đoạn trượt dài dẫn đến việc tự huỷ hoại mình chỉ trong vòng 48 tiếng đồng hồ. Hẹn gặp ở Samarra tái hiện một cách tài tình, sống động bi kịch cá nhân cũng như những mâu thuẩn cay đắng trong cuộc sống ở một tỉnh lẻ trong nửa đầu thế kỷ 20. Với tác phẩm này, John O’Hara đạt đến đỉnh cao trong bút pháp hiện thực châm biếm của một nhà văn lớn và đó là lý do tác phẩm này luôn có mặt trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhất trong mọi thời đại.
Được Time Magazine xếp vào danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất từ năm 1923 tới năm 2005.
Được Modern Library xếp ở vị trí thứ 22 trong danh sách 100 tiểu thuyết tiếng Anh hay nhất của thế kỷ 20.
Bộ phim cùng tên do Robert Benton đạo diễn sẽ được ra mắt vào 31 – 12 – 2010.
“…Ôi trời ơi, mẹ biết làm gì với con đây?”, bà Walker kêu lên.
“Mẹ đáng thương”, Caroline kêu lên, giang hai tay ôm lấy mẹ. Cô thương cho bà, biết bà không đau đớn gì lắm trong chuyện này. Sự cố này chỉ khuấy động nỗi đau của riêng bà. Bà là người lúc nào cũng sẵn sàng biểu thị nỗi buồn, khiến bà chủ động hơn trong khi chia sẻ nỗi đau với con gái.
Ngay từ đầu Caroline đã cố gắng không nghĩ đến Julian, nhưng mà trời đất ơi, ngoài anh ra cô còn có thể nghĩ đến chuyện gì được nữa? Cô nhớ đêm hôm ấy, mẹ đi vào phòng cô và bảo bố chồng cô đang ở dưới nhà muốn gặp cô. Thỉnh thoảng khi nghĩ lại điều này, cô muốn nói, “Mình biết điều này. Ngay lúc đó mình đã biết là có chuyện”, nhưng rồi cô trở nên trung thực và tha thứ cho mình bởi vì cô chẳng có cảm nhận gì hết. Có một cái gì không ổn, cô biết, nhưng sự thực là cô đã định từ chối không gặp ông già. Cô biết chuyện này thế nào cũng liên quan đến Julian mà cô thì không muốn nghe gì về anh nữa. Nhưng trí khôn, không phải là bản năng của cô, nhắc nhở rằng, trong khi cô đang nằm trong chăn ấm nệm êm thì chắc ông già chồng sẽ là người cuối cùng trên đời vào lúc đêm hôm buốt giá thế này lại đến đây mà không có lý do gì chính đáng. Ông nói mình mang đến một tin xấu kinh khủng – câu này nghe như lời dạo đầu cho một câu chuyện “Đây là điều tức cười nhất mà bạn từng nghe” hoặc “Điều này sẽ giết bạn mất thôi”. Nhưng chẳng có điều gì mà bác sĩ English nói lại giống với một lời mào đầu hết. Ông là một người kín kẽ và nói ngay vào chuyện mà không chờ cô hỏi. “Ông Harley tìm thấy Julian trong xe hơi ở garage lúc ấy nó đã chết mặc dù ông ấy không biết là nó chết lúc mấy giờ. Chết vì khí carbon monoxide, chất khí độc thoát ra từ xe. Máy vẫn nổ”. Ngừng một lát, ông tiếp. “Caroline à, có vẻ như đây là một vụ tự sát. Con không nhận được lá thư tuyệt mệnh hoặc bất cứ cái gì như thế chứ?”
“Lạy Chúa. Ba cho rằng con vẫn ở đây được khi biết những chuyện như thế sao?”
“Ba không có ý ám chỉ được gì hết,” ông bố chồng nói. “Ba chỉ muốn xác định cho rõ thôi. Phó thanh tra sẽ hỏi những chuyện như vậy. Ba không thấy có cách nào chúng ta tránh được phán quyết rằng đó là vụ tử tự, nhưng ba sẽ cố. Ba biết mình có thể làm được gì.” Giọng ông vang lên như giọng một chính trị gia không muốn thừa nhận là mình không thể có một địa chỉ gửi thư mới.
“Sao ba lại muốn thế? Tất nhiên là anh ấy tự tử rồi”. Caroline kêu lên.
“Caroline con yêu,” bà Walker xen vào. “Đừng nói thế cho đến khi con biết chắc mọi chuyện. Thật kinh khủng khi nói như thế”.
“Tại sao? Có chuyện gì kinh khủng nào? Ai nói thế? Trời đánh thánh vật các người đi. Nếu anh ta muốn chết thì đó là việc của anh ta, liên quan gì đến ai nào?”
“Nó điên mất rồi,” bà mẹ thì thào. “Con yêu…”
“Thôi đi đi. Là ông đấy. Ông, ông đâu có yêu thương gì anh ấy. Ông đã làm chuyện đó. Ông già vênh vang tự đắc kia”.
“Ôi Caroline, sao con lại có thể nói ra những điều như thế?”
“Anh ấy đang ở đâu? Nói đi, anh ấy đang ở đâu? Ông đã đưa anh ấy đi đâu? Ông biết là anh ấy chết à? làm sao ông biết được? Thôi đi, tôi không nghĩ là ông biết được khi nào thì một người chết.”
“Nó là con trai ta, Caroline. Làm ơn nhớ cho điều đó. Đứa con trai duy nhất của ta”.
“Phải, con trai duy nhất của ông. Nhưng anh ấy không bao giờ yêu quý ông. Tôi nghĩ ông biết điều đó, đúng không? Ông cao quý quá mà, đầy quyền lực và khó chịu làm sao khi chúng tôi đến nhà ông hôm Giáng sinh. Đừng nghĩ là anh ấy không nhận ra điều đó nhé. Ông đã khiến anh ấy tự vẫn chứ không phải tôi”.
“Tôi nghĩ tôi phải về thôi, Ella. Nếu bà cần gì thì ghé qua nhà tôi nhé”.
“Được thôi, Will”, bà Walker nói.
“Tại sao ông lại nói với mẹ tôi trước. Lý ra ông phải thông báo với tôi trước chứ?”
“Thôi nào con. Chúc ngủ ngon Will. Tôi không tiễn ông đâu”.
“Có phải ông đến để đưa tôi tới anh ấy? Có chuyện gì nào? Anh ấy có bị cháy hay dập nát hết không?”
“Làm ơn con yêu,” bà Walker nói “Will, ông có chờ… một phút không?”
“Phải, tôi nghĩ thế. Tôi nghĩ thật là kinh khủng với nó khi nghe tin này”.
“Này con yêu, nếu con muốn nhìn mặt Julian tối nay”, bà Walker nói.
“Ồ chúa ơi, con nhớ ra rồi. Con không thể. Con đã hứa với anh ấy, con không gặp đâu”, Caroline nói.
“Con đã hứa với nó! Cái gì vậy? Con đã nói cái gì vậy? Con biết là nó sẽ tự tử à?” Bây giờ thì bác sĩ là người nổi giận.
“Không, không,không. Đừng kích động như thế chứ. Cứ khoác cái áo trên người ông, ông già…”. Trong miệng cô là một từ mà Julian hay dùng, nhưng cô đang làm cho mẹ mình bị sốc. Cô quay sang nhìn bà. “Chúng con đã hứa khi làm đám cưới. Chúng con đã hứa sẽ không nhìn mặt nhau nếu một trong hai người chết trước người kia. Nếu anh ấy là người chết trước, thì con, ôi mẹ biết đấy”. Cô bắt đầu khóc. “Đi đi, ông bác sĩ. Tôi không muốn gặp ông nữa. Mẹ ơi”…”
Mời bạn đón đọc.
"Nếu bạn muốn đọc cuốn sách được viết bởi người biết rõ mình đang viết gì và thể hiện điều đó với văn phong tuyệt vời, hãy đọc Hẹn gặp ở Samarra", nhà văn Ernest Hemingway giới thiệu về tác phẩm này như thế.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Tác phẩm tái hiện một cách tài tình, sống động bi kịch cá nhân cũng như những mâu thuẫn cay đắng trong cuộc sống ở một tỉnh lẻ trong nửa đầu thế kỷ 20. Mùa Giáng sinh năm 1930, giới quý tộc ở Gibbsville tiệc tùng và khiêu vũ, các dàn nhạc chơi đến sáng và rượu tuôn chảy suốt đêm.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Hẹn gặp ở Samarra luôn nằm trong danh sách 100 tiểu thuyết hay nhất trong mọi thời đại của New York Times và một số tờ báo có uy tín khác.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn