- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
“… Triết lý là hồi tưởng là suy tư về toàn diện đời người và về tất cả những gì có liên quan đến đời người. Triết gia đặt câu hỏi cho đến kỳ cùng, không những để tìm đến nền tảng sau cùng của sự vật, mà còn đặt câu hỏi về chính cái lý trí của mình có thể đặt câu hỏi.”
“… Triết học là ý thức của con người nhìn thẳng vào thân phận mình, chứ không phải là một mánh khóe, một thuật tạo ra hạnh phúc. Đừng đòi triết học phải làm cho con người sung sướng. Con vật không suy nghĩ, không biết đến thân phận của nó, có thể sống với một vẻ bề ngoài là sung sướng. Con người cũng biết tìm hạnh phucs, nhưng đó không phải là công việc duy nhất của lý trí. Con người còn muốn biết sự thật về mình, con người còn thắc mắc về sự thật về vũ trụ và về nhân sinh.” – Trần Văn Toàn
Mục lục:
Phần một: Nhận định tổng quát
Chương I: Triết học là gì?
Chương II: Đời người và văn hóa
Chương III. Các chiều hướng trong đời người
Phần hai: Hiện thân của con người ở đời
Chương I: Hiện thân căn bản
Chương II: Hiện thân trong vật giới
Chương III: Hiện thân trong nhân giới
Chương IV: Hiện thân trong thế giới bên kia
Chương V: Nhận xét chung về đời người
Phần ba: Những tình trạng đặc biệt trong đời người
Phần bốn: Tư tưởng tiền triết học
Phần năm: Sự hồi tưởng
Chương I: Vị trí của trí của tri thức trong đời người
Chương II: Hồi tưởng về khách thể
Chương III: Hồi tưởng về chủ thể triết học tìm về con người
Lời nói cuối
Mời bạn đón đọc.
Cho một khởi hành mới
Cuốn sách dành cho các bạn sinh viên và những người mới bắt đầu quan tâm đến triết học. Trải dài trên ba trăm trang sách là con đường suy tư về mọi phương diện đời sống – từ hiện hữu trong thân thể mình đến hiện hữu trong thế giới tự nhiên, từ hiện hữu trong cộng đồng người (người khác) đến hiện hữu trong thế giới siêu hình
Cuốn sách dành cho các bạn sinh viên và những người mới bắt đầu quan tâm đến triết học. Trải dài trên ba trăm trang sách là con đường suy tư về mọi phương diện đời sống – từ hiện hữu trong thân thể mình đến hiện hữu trong thế giới tự nhiên, từ hiện hữu trong cộng đồng người (người khác) đến hiện hữu trong thế giới siêu hình
Chỉ cần một phút “quay lại nhìn”, ta chợt thấy chiều kích hiện hữu của mình rộng lớn làm sao, và chợt dấy lên trong ta cảm thức về bổn phận làm người. Những ám ảnh về sự vô nghĩa của cuộc đời, về sự mong manh hữu hạn của “cái tôi nhỏ bé” sẽ tan biến đi nhường chỗ cho sự thức tỉnh trước một thế giới ý nghĩa phong phú lên từng giờ, từng ngày. Đúng như tác giả nói: “Trong mỗi người đều có một triết gia, kể cả người phủ nhận triết học”, vấn đề là ai đang tỉnh thức và ai còn chìm trong cơn say ngủ.
Với một chút kiên nhẫn đi cùng tác giả – một nhà nghiên cứu triết học đồng thời là một con người mang tâm thế và bản sắc Việt Nam rõ rệt – trong cuộc hành trình này, người đọc sẽ nhận được nhiều đền đáp: biết cách triết lý với chính mình và với tha nhân, qua đó xây dựng cho mình một hiện hữu có ý thức, thấy mình là một tạo vật độc đáo giữa thế giới mênh mông rộng lớn này, chứ không phải là con số cộng của những biến cố rời rạc không liên quan gì với nhau.
Dường như thấu hiểu nỗi e ngại của những người đang đứng trước ngưỡng cửa triết học, tác giả đã chọn cách viết giản dị, khúc chiết với nhiều dẫn chứng nôm na sinh động (khác hẳn với văn phong hàn lâm và hết sức tư biện trong Tìm hiểu triết học Karl Marx, một tác phẩm cũng được ông viết và xuất bản tại Sài Gòn trước 1975) như để cầm tay chỉ cho người đọc thấy “ngôi đền triết học” nằm ngay trong tâm trí mình, và triết học không phải là cái gì diệu vợi cao siêu ngoài ý thức của con người nhìn thẳng vào thân phận mình.
Cuốn Hành trình vào triết học của giáo sư Trần Văn Toàn xứng đáng có mặt trong hành trang của những ai muốn có một khởi hành mới cho cuộc đời mình.
Mai Sơn
(Nguồn: Báo SGTT)
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn