Giới thiệu sách Giáo Trình Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin – Tái bản 10/08/2008
Lịch sử cho thấy quá trình hình thành và phát triển môn kinh tế chính trị có những nhận thức khác nhau về đối tượng nghiên cứu. Chủ nghĩa trọng thương cho rằng, đối tượng nghiên cứu của môn kinh tế chính trị là lĩnh vực lưu thông mà chủ yếu là ngoại thương. Chủ nghĩa trọng nông chuyển đối tượng nghiên cứu từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, nhưng lại chỉ giới hạn ở sản xuất nông nghiệp. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển xác định kinh tế chính trị là khoa học khảo sát về bản chất và nguyên nhân của sự giàu có, có những phát hiện nhất định về những quy luật kinh tế chi phối nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng lại coi các quy luật của chủ nghĩa tư bản là quy luật của quá trình lao động nói chung của loài người, phủ định tính chất lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Một số nhà kinh tế học hiện đại ở các nước tư bản chủ nghĩa lại tách chính trị khỏi kinh tế, biến kinh tế chính trị thành khoa học kinh tế thuần tuý, che đậy quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và mâu thuẫn giai cấp trong chủ nghĩa tư bản.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác về đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị được thể hiện rõ trong tác phẩm Chống Đuyrinh của Ph.Ăngghen. Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “Kinh tề chính trị học, theo nghĩa rộng nhất, là khoa học về những quy luật chi phối sự sản xuất và sự trao đổi những tư liệu sinh hoạt vật chất trong xã hội loài người… Những điều kiện trong đó người ta sản xuất và trao đổi chúng, đều thay đổi tuỳ từng nước, và trong mỗi nước, lại thay đổi tuỳ từng thế hệ. Bởi vậy không thể có cùng một môn kinh tế chính trị duy nhất cho tất cả mọi nước và cho tất cả mọi thời đại lịch sử được…Vậy môn kinh tế chính trị, về thực chất là một môn khoa học có tính chất lịch sử. Nó nghiên cứu tư liệu có tính chất lịch sử, nghĩa là một tư liệu luôn luôn thay đổi, nó nghiêu cứu trước hết là những quy luật đặc thù của từng giai đoạn phát triển của sản xuất và của trao đổi, và chỉ sau khi nghiên cứu như thế xong xuôi rồi nó mới có thể xác định ra một vài quy luật hoàn toàn có tính chất chung thích dụng, nói chung, sản xuất và trao đổi….Chẳng hạn như việc dùng tiền kim loại đã làm cho một loạt quy luật phát huy tác dụng, những quy luật này có hiệu lực cho bất cứ nước nào và bất cứ giai đoạn lịch sử nào mà tiền kim loại được dùng làm phương tiện trao đổi…”
Mục lục:
Chú dẫn của Nhà sản xuất
Phần mở đầu
Chương 1: Đối tượng, phương pháp và chức năng của kinh tế chính trị Mác-Lênin
Chương 2: Tái sản xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế
Chương 3: Hàng hoá và tiền tệ
Phần thứ nhất: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Chương 4: Sản xuất giá trị thặng dư – quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
Chương 5: Tuần hoàn và chu chuyển tư bản
Chương 6: Tái sản xuất tư bản xã hội
Chương 7: Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
Chương 8: Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước
Phần thứ hai: Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 9: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chương 10: Sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 11: Công nghiệp hoá, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 12: Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 13: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Chương 14: Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 15: Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương 16: Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Mời bạn đón đọc.