Giới thiệu sách Em Phải Đến Harvard Học Kinh Tế – Tập 3
Sau hai tập đầu chúng ta đều đã biết về chi tiết phương pháp đào tạo bồi dưỡng của cha mẹ Lưu Diệc Đình, giúp Lưu Diệc Đình thành công đến Harcard. Lưu Vệ Hoa và Trương Hân Vũ đã biết cách tiếp thu, sử dụng các phương pháp giáo dục thiên tài từ những nhà giáo dục hàng đầu như Karl Weter, Stowe, Montessori,… rồi áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình.
Rất nhiều độc giả sau khi đọc xong hai tập đầu, đều rất quan tâm đến nội dung của các phương pháp giáo dục từ những nhà giáo dục hàng đầu mà cha mẹ Lưu Diệc Đình cũng đã nhiều lần nhắc đến.
Cuốn “Em phải đến Harvard học kinh tế – tập 3” là một tác phẩm dành tặng cho tất cả các ông bố, bà mẹ trên toàn thế giới, và cũng là một cuốn sách kỳ diệu để giáo dục trẻ thơ trước tuổi đi học, là sự hội tụ các kiến thức giáo dục có được thành quả lớn nhất từ trước tới nay. Những kiến thức này đã luôn có được những ảnh hưởng sâu rộng đối với hàng ngàn, hàng vạn gia đình có tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục con cái, là kim chỉ nam dẫn đường cho trẻ thơ trên những con đường rộng mở phía trước, đồng thời đem tới một tương lai tươi sáng cho những người làm cha mẹ đang kỳ vọng con mình sau này sẽ trở thành nhân tài.
Một nền giáo dục gia đình tốt là biện pháp để nuôi dưỡng thiên tài, tương lai của xã hội phụ thuộc vào nền giáo dục, tương lai của một gia đình cũng vậy, không thể tách rời giáo dục. Tuy nhiên, sự lựa chọn phương pháp giáo dục là vấn đề khó khăn nhất đối với mỗi gia đình trên thế giới.
Nhưng cuối cùng khó khăn này đã được giải toả, nhà giáo dục Stowe đã đúc kết ra những mô hình giáo dục từ những gia đình đã nuôi dưỡng nên các thiên tài thành công nhất của trường Đại học Harvard, từ những mô hình đó, họ mở rộng thêm ra trong mỗi gia đình. Những mô hình giáo dục này giống như những phương pháp kỳ diệu, mở ra một cánh cửa kỳ diệu cho những bậc phụ huynh muốn thử sức trong việc khám phá tâm hồn và trí tuệ của con mình.
Mục lục:
Lời dẫn
Phần mở đầu: Thành quả lờn từ việc giáo dục sớm
Bắt đầu bằng việc giới thiệu về ba sinh viên Harvard
Tâm niệm của một vị mục sư ở làng quê
Những người có được ảnh hưởng tốt từ việc giáo dục sớm
Quy luật giảm dần những tố chất sẵn có
Phần 1: Phương pháp giáo dục tiềm năng của Karl Weter
Cuốn sách kỳ diệu của Weter cha
Để có đứa con khoẻ mạnh?
Cách giáo dục thông minh nhất
Ngôn ngữ là nền tảng của sự giáo dục sớm
Tạo hứng thú trong trẻ
….
Phần 2: Phương pháp giáo dục tự do của Siders
Làm sao để người thường trở thành nhân tài
Cây đàn ghi ta trong tay người mẹ
Học kiến thức một cách thoải mái và hứng thú
Thiên tài nảy sinh từ những trò chơi
Tri thức là thứ tốt đẹp nhất của loài người
…
Phần 3: Phương pháp giáo dục ngôn ngữ của tiến sĩ Bnarr
Trẻ 2 tuổi có thể học ngôn ngữ
Tinh thần của trẻ cũng cần được bồi bổ
Bạn đã có nhật ký dạy con chưa?
Phần 4: Phương pháp giáo dục tự nhiên của Stowe
Con gái là niềm kiêu hãnh của người mẹ
Bắt đầu từ 5 giác quan
Dùng phương thức của Karl cha
Cách rèn luyện các trò chơi của Stowe
…
Phần 5: Phương pháp giáo dục giác quan của Montessori
Cuộc đời của Montessori
Thời kỳ hoàng kim trong quá trình giáo dục trẻ
Những đứa trẻ vui vẻ trong công việc
Thiết kế loại giáo cụ mà trẻ yêu thích
Nhận xét môi trường trưởng thành
…
Phần 6: Phương pháp giáo dục của Shinichi Suzuki
Giọt nước mắt của vị chỉ huy giàn nhạc
Âm nhạc có thể mở ra một cách cửa mơ ước
Phương pháp giáo dục đàn violon gây chấn động cả nước Mỹ
Trẻ em mù cũng có thể kéo đàn violon
…..
Lời kết: Cha mẹ là người quyết định cuộc đời con trẻ.
Mời bạn đón đọc.