Giới thiệu sách Đường Về Tổ Quốc (Giai Đoạn 1930 – 1941)
Đường Về Tổ Quốc (Giai Đoạn 1930 – 1941)
Cuốn sách “Đường Về Tổ Quốc (Giai Đoạn 1930 – 1941)” sẽ làm bạn kinh ngạc về tầm nhìn, bản lĩnh chính trị, sức làm việc bền bỉ, lòng tận tụy, cách thức tổ chức, điều hành đoàn thể và nhà nước; sự am tường các nền văn hóa, lòng trắc ẩn và lối sống giản dị, phong thái ung dung, chủ động trước mọi hoàn cảnh lúc thắng lợi hoặc trong lao tù, hay khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc…của chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành – vị lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là giếng trời. Hồ Chí Minh trước hết là một con người, con người của lịch sử và làm nên lịch sử. Hồ Chí Minh: Giản dị, lão thực, là hình ảnh của dân tộc (Phạm Văn Đồng). Hồ Chí Minh, tên người là cả một niềm thơ (Nhà thơ Cu Ba Pê tơ Rôđrighết).
“Đạo Đức của cụ Hồ chủ yếu gồm 3 mệnh đề mà mệnh đề thứ nhất là trung với nước, hiếu với dân. Đã trung với nước, hiếu với dân thì phải suốt đời tận tụy quên mình phục vụ nước nhà, phục vụ nhân dân. Đây là cái đức lớn nhất, cái gốc của nhân cách cụ Hồ, là điều được đồng bào và người các nước ca ngợi nhất.” – Gs. Trần Văn Giàu
Mời bạn đón đọc.