Giới thiệu sách Định Giá Các Lợi Ích Tài Chính Qua Các Hàm Tài Chính Excel (Dùng Kèm Đĩa CD)
Trở lại với hiện thực, là nhà đầu tư tài chính nên bạn thường phải bận rộng với các quyết định liên quan đến quá trình đầu tư của mình. Dù rằng bạn luôn mong muốn những phân tích, đánh giá và quyết định của mình là chính xác nhưng thực tế thì không phải lúc nào cũng được như ý muốn. Rủi ro là một điều hoàn toàn có thể xảy ra đi kèm với những quyết định đầu tư. Thông thường rủi ro càng lớn thì lợi nhuận càng cao. Thế nhưng, vấn đề là bạn có đủ can đảm chấp nhận rủi ro cao để kỳ vọng thu được lợi nhuận lớn hay không. Những kẻ đầu cơ (speculator) thì có thừa lòng can đảm, nhưng họ cũng không phải là không phân tích một cách tỉ mỉ trước mỗi quyết định đầu tư. Với Warre Buffett, ông chỉ đầu tư vào ngành nào khi đã biết thấu đáo về nó. Ngược lại, George Soros là nhà đầu cơ ngắn hạn, quyết định đầu tư của ông mang tính rủi ro cao. Thế nhưng, cả Warre Buffett và George Soros hay bất kỳ nhà đầu tư nào khác để có được quyết định đúng, họ đều phải thu thập thông tin và phân tích, xủ lý một cách có hệ thống và khoa học.
Rõ ràng, vấn đề chính của những quyết định đầu tư là làm sao để xác suất của những sai lầm là thấp nhất và khả năng kiểm soát được các rủi ro liên quan sao cho có thể tối thiểu hoá những thiệt hại có thể gặp phải. Sự thành công hay thất bại của một quyết định đầu tư phụ thuộc rất lớn vào những thông tin mà nhà đầu tư có được. Song với một nguốn thông tin giống nhau thì chưa hẳn các quyết định đầu tư đều như nhau. Điều này còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến năng lực phân tích và xử lý thông tin, cách tiếp cận và đánh giá vấn đề, khả năng phán đoán, dự báo môi trường…
Quyển sách này đóng vai trò như một quyển cẩm nang hữu ích nhằm hướng dẫn người dùng hiểu và sử dụng tốt những cú pháp hàm tài chính trong việc phân tích và xử lý các phép toán tài chính một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Điểm đặc biệt trong quyển sách này đó là trong các hàm tài chính, tác giả trình bày theo những công thức tài chính liên quan để người dùng có thể vận dụng tính toán nhằm kiểm tra đối chiếu kết quả, qua đó hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của hàm hơn.
Mục lục:
Lời tựa
Phần 1: Những vấn đề lưu ý khi sử dụng các hàm tài chính
Ngày tháng và hệ thống ngày tháng
Ngày tháng và hệ thống ngày tháng
Hệ thống ngày 1900 và 1904
Nhận dạng giá trị của năm gồm hai chữ số
Hàm tài chính trong Excel
Những vấn đề chung về hàm
Cấu trúc hàm
Chọn và lập hàm
Những lưu ý khi lập hàm
Cách nhập đối số
Cách đặt tên cho các đối số
Cách tạo một hàm tài chính mới qua công cụ VBA
Cách thay đổi các dạng hiển thị
Các đối số thường xuất hiện trong hàm tài chính
Các lỗi thường xuất hiện trong hàm tài chính
Phần 2: Các hàm tài chính
Nhóm A
Nhóm C
Nhóm D
Nhóm E
Nhóm F
Nhóm I
Nhóm M
Nhóm N
Nhóm O
Nhóm P
Nhóm R
Nhóm S
Nhóm T
Nhóm V
Nhóm X
Nhóm Y
Phần 3: Phụ lục
Phụ lục 1: Ứng dụng lý thuyết ra quyết định trong đầu tư tài chính
Phụ lục 2: Tra cứu nhanh các công thức tài chính công ty
Phụ lục 3: Hàm DAYS360
Phụ lục 4: Modules dành cho VBAProject
Phụ lục 5: Phương pháp nội suy
Phụ lục 6: Hướng dẫn lập bảng toán tài chính
Phụ lục 7: Các bảng toán tài chính
Mời bạn đón đọc.