Giới thiệu sách Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam – Phát Hành Dự Kiến 04/09/2020
Đế Quốc An Nam Và Người Dân An Nam: Tổng Quan Về Địa Lý, SảnVật, Kỹ Nghệ, Phong Tục Và Tập Quán An Nam (tên tiếng Pháp là L’empire d’Annamet le peuple annamite: Aperçu sur la géographie, les productions, l’industrie,les mœurs et les coutumes de l’Annam) – gọi tắt là Aperçu (Tổng quan), đượcđăng lần đầu (nhiều kỳ) trên tờ Công báo Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín)vào năm 1875 và 1876, xuất bản dưới sự bảo trợ của chính quyền thuộc địa.
Nhưng vào thời điểm đó, tờ báo này, chính thức chỉ được in vớisố lượng rất nhỏ; vì rất nhiều lý do, hầu hết đã thất lạc và đến lúc này rấtkhó để có được bộ sưu tập một cách thuận tiện. Đây là lý do tại sao Aperçu (Tổngquan) hoàn toàn bị bỏ qua không chỉ ở Sài Gòn mà đặc biệt cả ở Pháp. Cũng vì lýdo này mà Jules Silvestre đã tiến hành định bản để xuất bản nó cùng với việc viếtthêm những thông tin bổ sung và chú giải.
Dưới nhan đề khiêm tốn như trên, ẩn giấu một công trình thúvị và tin cậy. Hơn thế, nó còn có thể cung cấp các công cụ thực tế: bất cứ khinào cần phải trình bày một bức tranh chính xác về Nam kỳ, người ta không thểkhông viện dẫn.
Nghiên cứu này được xuất bản mà không có tên tác giả. Trênthực tế, đó không phải là công trình của một người: chỉ cần đọc nó sẽ nhận rađó là bản tóm tắt các quan sát chính xác, được theo dõi trong nhiều năm và trêncác địa điểm khác nhau của đế quốc An Nam, bởi những con người thành tín, sốnghòa nhập với người An Nam và do đó, được đánh giá cao và mô tả chính xác các sựviệc về đời sống dân chúng. Họ hết sức thận trọng trong các vấn đề của chínhquyền và luật pháp, chứng tỏ rằng họ đã sống xa các cơ quan công quyền, và nhữngcân nhắc này cũng gợi ý cho chúng ta rằng tài liệu này lấy cơ sở dữ liệu từ cácnhà truyền giáo Pháp nửa đầu thế kỷ XIX. Ai đó trong số họ, có lẽ là ngài Grandde la Liraye đã phải đúc kết, sắp xếp theo thứ tự và hoàn thành vào năm 1859, đểkhai sáng cho Tổng tư lệnh Lực lượng viễn chinh Pháp, và Thống đốc thuộc địaNam kỳ đánh giá cao sự chính xác có giá trị của nó, đã cho công bố tác phẩm năm1875.
Sau phần đầu của cuốn sách, khi tôn trọng một cách nghiêm cẩnvăn bản gốc, Jules Silvestre mạn phép thêm Phụ lục để làm thành phần thứ hai củacuốn sách. Các ghi chú trong phần này có thể đem lại một vài lợi ích, một sốghi chú bổ sung cho những sự kiện các chi tiết vốn bị bỏ qua nhưng đầy quan trọngvà không được trình bày; một số khác có mục đích làm rõ hoặc hoàn thiện các chủđề chưa được xử lý thỏa đáng hoặc bị các tác giả của Aperçu (Tổng quan) bỏ sót.
Khi nhận xét về tính cách của người An Nam, các tác giả chorằng trước hết phải xem An Nam là quốc gia văn minh; sau Trung Hoa và Nhật Bản,không có dân tộc nào trong vùng Viễn Đông xứng đáng được khách viễn du chú ýhơn An Nam. Bên cạnh những mô tả về ưu điểm của người dân bản địa thì các tácgiả cũng nhận xét về khuyết điểm như: nhẹ dạ, sự kiêu căng tự phụ. Họ mê sự hàonhoáng, thích khoe khoang, dũng cảm khi không cần phải dè dặt. Ngay khi nỗi losợ xâm nhập vào lòng người An Nam, thay vì được kiềm chế, nó lại bùng ra, rồi mọithứ gần như hết ngay. Sau đó, họ trở lại như cũ và tiếp tục mọi việc như trướcđây. Người An Nam dối trá và lạnh lùng ở bề ngoài. Vì vậy, họ luôn phân biệtcái mà họ gọi là lý lẽ và thực tế (lý, tình), nghĩa là họ chỉ nói dối khi thấyquá bất tiện để nói sự thật và sự khôn ngoan này phải được chấp nhận là đúng vàcó lý do chính đáng đủ để trả lời các vấn đề rắc rối… Đối với tính háu ăn, cờbạc và say rượu, đó là những tệ nạn ở đất nước này…
Ra đời trước tác phẩm Tâm lý dân tộc An Nam của Paul Giran gầnnăm mươi năm, Aperçu (Tổng quan) này có một vị thế khác, và có một cách đánhgiá cũng tương đối khác.
Ngoài nội dung của cuốn sách, đánh giá xác đáng về đời sốngvăn hóa tinh thần của người An Nam, bản tiếng Việt có bổ sung 16 tranh ảnh vềViệt Nam xưa cho cuốn sách được sinh động.
Mời bạn đón đọc.