Giới thiệu sách Đào Nguyên Ngoài Cõi Thế
“… Khi xoa bóp cho ông, Đài đụng đâu cũng thấy những xương là xương, hai cái chân của ông chẳng có tí thịt nào. Ông già run lên, luôn miệng kêu “Dễ chịu quá! Dễ chịu quá!”.
“Chuyện cái đu bay là do ông bịa ra phải không? Nếu ông là đứa bé đã ngã ấy, thì tại sao trên người ông không có thương tích gì? Mà ông cũng chẳng bay lên trời, ngày nào cũng có mặt trong làng”.
“À, à, à! Ta đang nhớ đây! Ta nhớ… Ta nhớ… Cháu không nghi ngờ gì cái thế giới Đào nguyên chứ?
“Sao cơ!? Chẳng phải là cha cháu vì nó mà mang cháu đến nơi này hay sao? Cháu còn nhớ một đêm ở trên đường, giữa đồng hoang, có ba con sói đuổi sau lưng hai cha con cháu. Cha con cháu đều nghĩ là chết chắc rồi… Ơ này, ông không thích nghe chuyện này à?”
Dưới ánh trăng, Đài thấy bộ râu của ông Tư Tề trắng như tuyết. Ông đặt một tay lên bộ râu, mắt từ từ nhắm lại. Đài đang phấn khởi, cố gắng đấm bóp cho ông, từng động tác đều rất nhịp nhàng. Đột nhiên, chân ông cứng đờ ra và lạnh dần. Đài ngừng tay, hai giọt nước mắt đọng trên khóe mắt.
Việc ông Tư Tề chết trong buồng của Đài khiến người làng xôn xao bàn tán. Ngày đưa tang, Đài không đi, nó sang làng bên làm thuê. Ai cũng giận dữ và cho Đài là đứa vô lương tâm, hạng bá vơ, thật uổng công ông Tư Tề đã tin tưởng nó.
Từ đó, trong làng, Đài lủi thủi một thân một mình, chẳng ai thèm để ý đến nó. Bọn trẻ con thấy bóng nó là chạy xa. Chúng còn nói, trên người Đài có “quỉ khí”, nhiễm vào là chỉ có chết. Điều đó dĩ nhiên là do người lớn nói như vậy với chúng.
Sau một thời gian, làng lại cử ra một người khác am tường nhất về Đào nguyên. Đó là một bà già bảy mươi lăm tuổi, có thâm niên sống chung với heo. Bà được gọi là bà Mao. Và mỗi xế chiều, bà lại đến ngồi ở sân phơi, chỗ của ông Tư Tề trước kia, bọn trẻ lại chạy đến vây quanh để nghe bà kể chuyện. Bọn chúng không thấy được sự thay đổi diễn ra trong làng.
“Đúng là Đào nguyên nằm trong dãy núi lớn này. Hãy nhìn ngọn núi kia xem, nó thật là to lớn, to đến nỗi không ai có thể nói là to bằng nào” – Bà Mao gõ tẩu thuốc, nói – “Nhưng điều quan trọng nhất ở dây là không phải là cái đu bay, mà là một cái cối xay bằng đá”.
“Một cái cối xay bằng đá à!” – Bọn trẻ, đứa nào đứa nấy tròn xoe mắt.
“Cũng có hai đứa bé cả ngày chạy quanh cái cối đá ấy, ngắm nghía nó. Về sau mất tích. Cái cối đá thì to như thế người ta nghi rằng bọn chúng đã bị nghiền nát rồi lẫn vào trong lương thực và bị người ta nuốt cả vào bụng rồi”…” (Trích Đào nguyên ngòai cõi thế)
Mục lục:
Tàn Tuyết, tiếng vọng từ đáy vực
Tựa “Tàn Tuyết tự tuyển tập”
Bong bóng xà phòng trên chậu nước đên
Căn nhà nhỏ trên núi
Chôn giấu
Con chuột cái
Đào nguyên ngoài cõi thế
Các con cái
Sương mù
Ân sư
Hẹn
Rùa lông xanh
Đảo rắn
Trộm cướp
Vẫn Thạch Sơn
Ánh sáng xanh lam trên bầu trời
Đứa bé nuôi rắn độc
Bà cô
Ông hàng xóm
Ngó sen trong hồ
Sự giao tiếp thần kỳ
Báu vật trong truyền thuyết
Tác phẩm vĩ đại
Mục lục
Mời bạn đón đọc.