Giới thiệu sách Đạo – Con Đường Không Lối (Tái Bản 2021)
Cuốn sách “Đạo – Con đường không lối” được ghi lại từ bài nói chuyện của Osho về năm câu chuyện ngụ ngôn trong cuốn Liệt Tử (hay Liệt Ngự Khấu, một nhân vật tiêu biểu cho Đạo gia sống vào khoảng thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên). Trong phần trình bày của mình, tác giả Osho đã thổi vào đó những diễn giải mới mẻ của đương đại. Qua đó, ông muốn người nghe khám phá sự đối lập thực sự giữa lý trí – phi lý trí, giữa tính dương – tính âm, giữa sự tuân thủ luật lệ – sự tự nhiên nhi nhiên.
“Đạo – Con đường không lối” gồm 5 chương, cùng một phần Hỏi – Đáp. Trong phần Hỏi – Đáp, với việc trả lời những thắc mắc của người nghe, tác giả Osho muốn chỉ ra cách áp dụng sự uyên nguyên của triết lý Đạo giáo vào cuộc sống hàng ngày.
Chương Một – Ai mới là người hạnh phúc? lý giải làm sao mà nỗi khổ sở lại được khởi phát từ sự tồn tại của cái tôi, của bản ngã.
Chương Hai – Người biết cách tự an ủi chỉ ra một sự thâm sâu hơn trong cách nhìn nhận những niềm hân hoan luôn lồ lộ ra bên ngoài của con người.
Chương Ba – Không hối tiếc lại nói về sự khác biệt giữa trí tuệ có được từ sự gom góp từ bên ngoài, đối sánh với cái biết khởi sinh từ bên trong.
Chương Bốn – Sống thì không có nghỉ ngơi là một cuộc đối thoại giữa học trò với thầy mình, qua đó sẽ hiển lộ cho chúng ta thấy những giới hạn của mọi ngành triết học lẫn hệ quả bấp bênh khi người ta sống chỉ vì mong cầu một kết quả trong tương lai.
Chương Năm – Tốt nhất là tĩnh lặng, tốt nhất là trống rỗng luận bàn về hai con đường đến được với thượng đế tối cao. Đó là con đường khẳng định của Kitô giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo; và con đường phủ định (hay con đường huyền môn) của Phật và Lão Tử.
Thông tin về tác giả
– Tên thật là Chandra Mohan Jain, sinh ngày 11/12/1931, tại bang Madhya Pradesh, Ấn Độ – 1951: Học Đại học Hatkirini và sau đó là Đại học Jain tại Jabalpur
– 1953: Chứng ngộ – 1955: Tốt nghiệp khoa Triết, Đại học Jain và lấy bằng M.A Triết tại Đại học Sagar năm 1957
– 1958: Giảng dạy triết học tại Đại học Jabalpur và thực hiện những cuộc thuyết giảng trong cộng đồng – 1962: Thành lập những trung tâm Thiền đầu tiên ở vùng quê nơi ông sinh sống và nổi tiếng như một người khơi dậy phong trào thiền học “đánh thức sự sống” (Jivan Jagruti Adolan)
– 1966: Ngừng giảng dạy đại học, dành toàn bộ thời gian cho việc thuyết giảng tâm linh. Lúc này, người ta biết đến ông với tên gọi mới: Acharya Rajneesh
– 1970: Giới thiệu phương pháp Thiền Năng động, hay còn gọi là Thiền Động, Thiền tích cực (Active Meditation). Chuyển đến Mumbai tháng 12/1970 – 1974: Chuyển từ Mumbai đến Pune, thành lập Trung tâm tu học rộng 24.000 m2 với khoảng 50.000 người theo học
-1980: Bị một tín đồ Ấn Độ giáo đâm bị thương. Vết thương không nặng, nhưng sức khỏe ông bị suy giảm
– 1981: Đến Mỹ chữa bệnh, thành lập một làng tu học rộng 260 km2 tại bang Oregon. Vào thời kỳ cao điểm, có khoảng 200.000 hội viên và 600 trung tâm tu học theo tinh thần của Osho trên toàn thế giới.
– 1987: Bị trục xuất khỏi Mỹ
-1989: Chính thức lấy tên Osho
-1990: Mất ngày 19/01/1990 tại thành phố Pune, Ấn Độ.