Giới thiệu sách Danh Nhân Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam Đương Đại – Chân Dung Và Đối Thoại
Danh Nhân Văn Hoá Phật Giáo Việt Nam Đương Đại – Chân Dung Và Đối Thoại:
Nhìn lại lịch sử dựng nước và giữ nước, thời đại nào cũng dân tộc ta cũng sản sinh ra những anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá. Trong đó, có đóng góp của phật giáo và sự hiện diện của các bâc danh Tăng và danh nhân văn hoá Phật giáo được xem là những tấm gương sáng cùng góp phần làm sống động lung linh trang sử nước nhà.
Văn hoá Phật giáo là nét đẹp lưu xuất từ những tâm hồn thanh tịnh, trong sáng của Phật tử và từ giới hạnh vị tha vô ngã của Tăng sĩ. Văn hoá Phật giáo là văn hoá tâm linh, văn hoá phật giáo hình thành là từ việc thực hiện nếp sống có oai nghi, giữ gìn giới hạnh, siêng năng tu tập, trau dồi đạo đức, do vậy văn hoá Phật giáo được biểu hiện thông qua sự tụ tập, nếp sống, oai nghi, hạnh kiểm của Tăng Ni Phật tử ….. Sau đó chúng ta mới nói đến các phương tiện mang tính hình thức liên quan đến văn hoá và lễ hội trong Phật giáo…….
Mục lục:
Lời tựa
Hoà Thượng Thiền Sư Thích Thanh Từ – Khôi phục thiền tông Việt Nam, tiếp nối ngọn nhiên đăng..
Thiền Sư Trừng Quang Nhất Hạnh – Hoa sen nở trên bước đường hoằng hóa
Hoà thượng Thích Viên Minh – Hạnh phúc hay đau khổ, thanh tịnh hay ô nhiễm đều do chính mình
Hoà Thượng Thích Nhật Quang – Thiểu dục tri túc, chánh niệm tỉnh giấc, ngôn hạnh tương ứng…
Thượng Toạ Thích Thiện Phụng – Những gì có lợi cho đồng bào, dân tộc, có lợi cho nhân loại thì nên thực hiện ngay
Thượng Toạ Thích Chơn Quang – Phát triển luật nhân quả công bằng và ngũ giới của Đạo Phật.
Thượng Toạ Thích Huệ Thông – Tinh thần dân tộc và đạo đức phật giáo không ngừng thăng hoa trong mỗi tâm hồn.
Thượng Toạ Thích Chân Tính – Chúng ta hãy cùng nhau làm cho rạng rỡ chánh đạo.
Thương Toạ Thích Nhật Từ – Hãy vững tin trên con đường phật giáo vì đó là sự lựa chọn sáng suốt.
Thượng Toạ Thích Thiện Sáng – Cảnh giới hoa nghiêm và con đường mây trắng.
Mời các bạn đón đọc.