Giới thiệu sách Đại Cương Lịch Sử Triết Học Phương Đông Cổ Đại
Để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu triết học, góp phần tìm hiểu lịch sử tư tưởng và truyền thống văn hóa các dân tộc phương Đông, Nhà xuất bản Thanh Niên cho tái bản cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại do các cán bộ nghiên cứu lịch sử triết học, khoa Triết Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh biên soạn. Cuốn sách được hoàn thành trên cơ sở tham khảo, tổng hợp những tài liệu và những công trình nghiên cứu đã được sử dụng trong và ngoài nước từ trước đến nay. Nhưng do yêu cầu của chương trình triết học đổi mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Đông cổ đại ra mắt bạn đọc lần này được viết một cách cô đọng và khái quát hơn để bạn đọc có điều kiện tiếp xúc với nội dung cần nghiên cứu được rộng rãi và có tính hệ thống.
MỤC LỤC
Phần thứ nhất: Sự phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học Ai Cập và Babylone cổ đại
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ai Cập cổ đại
I. Những đặc điểm về lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội ở Ai Cập cổ đại
II. Sự phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học Ai Cập cổ đại
Chương 2: Sự phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học ở Babylone cổ đại
I. Khái quát những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị xã hội ở Babylone cô đại
II. Sự phát sinh và phát triển những tư tưởng triết học ở Babylone cổ đại
Phần thứ hai: Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại
Chương 3: Những đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học ở Ấn Độ cổ đại
I. Khái quát về lịch sử và những đặc điểm về kinh tế, chính trị xã hội của Ấn Độ cổ đại
II. Sự phát triển của khoa học, văn hóa, nghệ thuật ở Ấn Độ cổ đại
Chương 4: Quá trình phát sinh và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại
I. Tư tưởng triết học Ấn Độ trong thời kỳ Véda
II. Sự phát triển của triết học, tôn giáo Ấn Độ trong thời kỳ cổ điển hay thời kỳ Phật giáo, Bàlamôn giáo
III. Kết luận tóm tắt
Phần thứ ba: Lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại
Chương 5: Những đặc điểm về kinh tế, chính trị, xã hội và sự phát triển của khoa học Trung Quốc cổ đại
I. Khái quát về lịch sử và những đặc điểm về kinh tế, chính trị – xã hội ở Trung Quốc cổ đại
II. Sự phát triển của khoa học và văn hóa ở Trung Quốc cổ đại
Chương 6: Quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại
I. Trường phái triết học Nho gia
II. Trường phái triết học Đạo gia
III. Trường phái triết học Mặc gia
IV. Trường phái triết học Danh gia
V. Trường phái triết học Âm dương gia
VI. Trường phái triết học Pháp gia
VII. Kết luận tóm tắt.
Mời bạn đón đọc.