Giới thiệu sách Đại Bàng Cất Cánh – Thay Đổi Cuộc Đời
Đại Bàng Cất Cánh – Thay Đổi Cuộc Đời
Đối với hầu hết mọi người chúng ta, tự do là một ý tưởng chứ không phải là một hiện thực. Khi chúng ta nói về sự tự do, chúng ta muốn có được sự tự do từ bên ngoài, chúng ta muốn được làm những gì chúng ta muốn làm, chúng ta muốn được tự do trong đi lại, chúng ta muốn được tự do khi thể hiện chính mình qua nhiều cách thức khác nhau, chúng ta muốn được tự do suy nghĩ những gì mình thích. Mọi hình thức tự do ngoại vi dường như cực kỳ quan trọng đối với chúng ta, đặc biệt tại những quốc gia có chính thể chuyên chế có chế độ độc tài; và tại những quốc gia đó người ta liên tục tạo ra sức tìm kiếm ngày càng nhiều hơn nữa những hài lòng thoả mãn, những của cải vật chất ngoại thân.
Nếu chúng ta muốn tìm hiểu cặn kẽ xem sự tự do có nghĩa là gì, sự tự do trong nội tâm, sự tự do hoàn toàn và trọn vẹn – sự tự do này sau đó tự thể hiện qua các hoạt động ngoại vi trong xã hội, trong mối quan hệ giữa mọi người – thì chúng ta phải đặt ra câu hỏi rằng liệu tâm hồn nhân loại, bị tác động gò ép một cách nặng nề, có thể hoàn toàn tự do được không. Liệu nó có thể luôn luôn sống và vận hành trong các giới hạn của sự gò ép của chính nó, thế nên nó không thể tự do được, được không? Chúng ta nhận thấy rằng tâm hồn, vì không tìm được sự tự do hoàn toàn trên trái đất này nên nó ra sức tìm kiếm sự tự do từ thế giới khác, từ các cuộc giải phóng trong tương lai, từ thiên đường và vân vân.
Mục Lục:
– Chương 1: Tự do
Suy nghĩ, sự hài lòng và đau khổ
– Chương 2: Sự phân mảnh
Sự phân chia. Hữu thức và vô thức. Quên đi những điều đã biết
– Chương 3: Chiêm nghiệm
Ý nghĩa của sự tìm kiếm các vấn đề thực tiễn. Phẩm chất của sự tĩnh lặng
– Chương 4: Nhân loại có thể thay đổi
Sinh lực. Sự hoang phí sinh lực qua những xung đột
– Chương 5: Tại sao chúng ta không thể sống trong hoà bình tĩnh tại
Lo sợ, nó xuất nguồn thế nào. Thời gian và suy nghĩ. Sự lưu tâm: luôn tỉnh thức
– Chương 6: Đời sống trọn vẹn
Niềm đam mê tìm hiểu không vì một động cơ nào cả
– Chương 7: Lo sợ
Sự phản kháng, sinh lực và sự lưu tâm
– Chương 8: Sự mơ hồ
Để thấy hiểu thực tại? Thiền định theo truyền thống. Thực tại và tâm hồn tĩnh lại
– Chương 9: Bạo lực
Bạo lực là gì? Căn nguyên cấu thành bạo lực tâm lý. Quan sát, lưu tâm
– Chương 10: Thay đổi hoàn toàn
Đâu là phương tiện để quan sát nhìn nhận
– Chương 11: Nghệ thuật quan sát
Ý thức tức thì. Hổ săn hổ
– Chương 12: Khám phá điều chưa biết
Sự đè nén. Hành động xuất nguồn từ sự tĩnh tại. Cuộc hành trình khám phá chính mình.
Mời bạn đón đọc.