Giới thiệu sách Con Nhìn Lưng Cha Mà Lớn – Cho Tròn Chữ Hiếu (Tập 3)
Con Nhìn Lưng Cha Mà Lớn – Cho Tròn Chữ Hiếu (Tập 3):
“Thầy Mẫn Tử rất đường hiếu nghĩa
Xót nhà hiu quạnh quẽ đã lâu
Thờ cha sớm viếng khuya hầu
Chẳng hay gặp phải mẹ sau nồng nàn…
Đang đọc cho chúng tôi nghe bài thơ về gương hiếu thảo của Mẫn Tử Khiên, anh con trai bỗng dừng lại, quay sang mẹ anh đang ngồi trên chiếc ghế xếp gần đó, chừng như xúc động chuyện xưa, rưng rưng khóc…
Trong ký ức của mình, anh Nguyễn Bá Hùng không có những kỷ niệm thời thơ ấu về làng quê Lệ Thuỷ, Quảng Bình. Anh sinh ra trên đất Đà Nẵng, nhưng hình ảnh người cha với ánh mắt nghiêm nghị, trái tim bao dung luôn hiện hữu trong anh, mặc dù ông đã vĩnh viễn xa rời người thân hơn mười năm nay. Anh không sao quên được hình ảnh người cha vã mồ hôi đạp xe thồ giữa trưa nắng nóng để lo cái ăn, cái học cho năm đứa con. Là con trai lớn trong gia đình, không đành lòng nhìn cha từng ngày bán mồ hôi, anh nghỉ học, xin vào làm công nhân Công Ty Xây lắp công nghiệp và Dân dụng thành phố Đà Nẵng.
Năm 1977, sau khi sinh đứa em út, mẹ anh bị bệnh run một nửa người, chữa trị lâu ngày vẫn không dứt hẳn. Gánh nặng gia đình đè hết lên vai cha anh. Trong một lần gắng sức, ông bị tai biến mạch máu não và qua đời vào năm 1991. Quyền huynh thế phụ, anh gửi ba đứa em vào học nghề thợ mộc tại Công ty, còn mình thì xin nghỉ việc để chăm sóc mẹ và quán xuyến việc nhà.
Mặc dù tên khai sinh là Hương Liên, nhưng mẹ anh nổi tiếng khắp xóm với tên thân mật là “Bà Kiều bán gạo”. Thân cò lặn lội, bà đã cùng chồng chắt chiu từng cọng rau, hạt gạo để nuôi con ăn học. Sinh đứa con út được ba ngày, bà đã phải dậy trùm khăn đi buôn gạo, hỏi sao không mang bệnh? Cả cuộc đời, hai đấng sinh thành đã nêu gương sáng cho con: trung trinh, hiếu thuận. Cha anh thường đọc thơ vào những buổi tối khi cả gia đình sum họp, nhất là những bài nêu gương hiếu thảo trong “Nhị Thập Tứ Hiếu”. Anh còn nhớ nhiều bài là nhờ thế. Mẹ ngồi đong gạo, mấy anh em ngồi quân quần bên cha. Sau mỗi bài thơ, bao giờ cha anh cũng nêu tóm tắt một vài điều răn dạy đạo lý….” (trích “Lòng hiếu thảo là liều thuốc kì diệu”)
Mục lục:
Người xưa với chữ hiếu
Chữ hiếu trong luật xưa
Bát canh cua với ông vua học trò
Như thế mới là đại hiếu
Gương hiếu thảo tỏa sáng
27 năm nuôi mẹ của bạn
Chỉ mong cha vui là mình vui
Lòng hiếu thảo là liều thuốc kì diệu
Thương bà, yêu ba con cố gắng học
Phải biết tự lo
Hành trình vượt qua số phận
Thương mẹ con cố gắng học giỏi
Người thương binh có hai bà mẹ
Chữ hiếu theo từng bước cha đi
Tấm lòng của nội
……
Tâm sự cùng con cháu
Con nhìn lưng cha mà lớn
Tôi tự hào về con cháu mình
Đừng vì ích kỷ mà quên công cha nghĩa mẹ
Con cái có thấu được nỗi lòng cha mẹ
Đối xử với ông đừng chỉ chuộng hình thức
Mời bạn đón đọc.