Giới thiệu sách Cơ Sở Hoá Học Phóng Xạ
Ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình, bao gồm cả phát triển điện hạt nhân, dường như là đòi hỏi tất yếu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đào tạo chuyên gia cho lĩnh vực khoa học công nghệ mới mẻ này đã trở thành một nhiệm vụ cấp thiết không chỉ của Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam mà cả của nhiều trường đại học và các viện nghiên cứu khác.
Việc biên soạn tài liệu giảng dạy “Cơ sở Hoá học phóng xạ” đầu tiên bằng tiếng Việt là một cố gắng nhằm đáp ứng phần nào nhiệm vụ đó.
Những hiểu biết về Hoá học phóng xạ không chỉ cần thiết cho các cán bộ làm việc trong ngành năng lượng nguyên tử mà còn rất hữu ích cho chuyên gia của các lĩnh vực có liên quan với các bức xạ ion hoá. Vì nhiều lý do khách quan, chuyên ngành này không còn được giảng dạy chính thức và hệ thống tại các trường đại học ở Việt Nam. Việc chuẩn bị tập bài giảng này, vì thế, gặp nhiều khó khăn cả về tài liệu tham khảo, thuật ngữ chuyên ngành, lẫn thực tiễn giảng dạy.
Để tiện cho việc in ấn, bài giảng này được chia thành hai tập. Tập 1 bao gồm các kiến thức đại cương về Hoá học phóng xạ và tập 2 về Hoá học phóng xạ ứng dụng, bao gồm cả chương “Hoá học bức xạ”, được xem như là cơ sở cho việc tìm hiểu các ứng dụng của bức xạ ion hoá trong hoá học.
Mục lục:
Lời nói đầu
Đối tượng nghiên cứu của hoá học phóng xạ
Phần I. Hoá học phóng xạ đại cương
Chương 1. Hiện tượng phóng xạ và các đồng vị phóng xạ
Chương 2. Sự phân rã phóng xạ
Chương 3. Trao đổi đồng vị
Chương 4. Phân bố vi lượng đồng vị phóng xạ giữa hai pha
Chương 5. Điện hoá học của các nguyên tố phóng xạ
Chương 6. Trạng thái của các đồng vị phóng xạ ở nồng độ siêu nhỏ
Chương 7. Giới thiệu một số nguyên tố phóng xạ tự nhiên
Chương 8. Giới thiệu một số nguyên tố phóng xạ nhân tạo
Chương 9. Urani
Chương 10. Thori
Chương 11. Các nguyên tố là sản phẩm phân rã của urani và thori
Chương 12. Các nguyên tố sau urani
Chương 13. Các tính chất chung của các actinit
Chương 14. Khả năng mở rộng bảng hệ thống tuần hoàn và tính chất chung của các nguyên tố đứng sau các nguyên tố actinit
Chương 15. Tương tác của các tia bức xạ với vật chất
Chương 16. Đo phóng xạ
Mời bạn đón đọc.