Giới thiệu sách Cơ Sở Công Nghệ Chế Tạo Máy – Tái bản 07/08/2008
Các ngành kinh tế nói chung và ngành cơ khí nói riêng luôn luôn đòi hỏi các kỹ sư cơ khí và cán bộ kỹ thuật cơ khí được đào tạo ra phải có kiến thức cơ bản tương đối rộng. Đồng thời họ phải biết vận dụng những kiến thức đó để giải quyết những vấn đề cụ thể thường gặp trong sản xuất, sửa chữa và sử dụng.
Môn học cơ sở công nghệ chế tạo máy có vị trí quan trọng trong chương trình đào tạo kỹ sư và cán bộ kỹ thuật về thiết kế, chế tạo các loại máy và các trang bị cơ khí phục vụ các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, gaio thông vận tải, điện lực, dầu khí, v.v…
Mục tiêu của môn học là tạo điều kiện cho người học nắm vững và vận dụng có hiệu quả các phương pháp thiết kế, xây dựng và quản lý các quá trình chế tạo sản pẩhm cơ khí về kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật theo yêu cầu trong điều kiện và quy mô sản xuất cụ thể.
Môn học còn truyền đạt những yêu cầu về chỉ tiêu công nghệ cần thiết nhằm nâng cao tính công nghệ trong quá trình thiết kế các kết cấu cơ khí để góp phần nâng cao hiệu quả chế tạo chúng.
Ngày nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đang phát triển với tốc độ rất nhanh, đưa tới những thành tựu mới trong chế tạo cơ khí như các hệ thống tự động hoá sản xuất trong đó có kỹ thuật sản xuất linh hoạt dùng tay máy – người máy, công nghệ gia công trên các máy điều khiến số CNC, hệ thống sản xuất tích hợp CIM, v.v… Song những kỹ thuật mới này cũng đều xuất phát từ những lý thuyết kinh điển của công nghệ chế tạo máy đã hình thành và phát triển từ hơn một thế kỷ nay. Vì vậy mà những kiến thức cơ bản kinh điển này không thể thiếu được trong chương trình đào tạo các kỹ sư và cán bộ kỹ thuật cơ khí.
Sách được dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho sinh viên các ngành cơ khí trong các trường đại học kỹ thuật. Ngoài ra nó còn dùng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật cơ khí, các học viên cao học và các nghiên cứu sinh thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.
Mục lục:
Lời nói đầu
Chương 1: Những khái niệm cơ bản
Chương 2: Chất lượng bề mặt chi tiết máy
Chương 3: Độ chính xác gia công
Chương 4: Chuẩn
Chương 5: Đặc trưng các phương pháp gia công
Chương 6: Thiết kế quá trình công nghệ gia công chi tiết máy
Chương 7: Tối ưu hoá quá trình cắt gọt
Chương 8: Tiêu chuẩn hoá quá trình công cộng
Chương 9: Công nghệ gia công chi tiết điển hình
Chương 10: Công nghệ lắp ráp các sản phẩm cơ khí
Mời bạn đón đọc