Giới thiệu sách Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với Công Đoàn Việt Nam
Chủ Tịch Hồ Chí Minh Với Công Đoàn Việt Nam:
Giai cấp Công nhân Việt Nam, một trong những lực lượng xã hội mới, ra đời trong cuộc “công nghiệp hoá cưỡng bức” của chủ nghĩa thực dân Pháp ở nước ta hiện ngay từ đầu thế kỷ XX, đã nhanh chóng trở thành chủ thể của lịch sử và từng bước thực hiện sứ mạng lịch sử của mình.
Phong trào công nhân Việt Nam cũng đã sớm kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa Mác – Lênin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên truyền bá từ đầu thập kỷ 20, và với phong trào yêu nước sản sinh ra chính đảng của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam – Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930).
Từ đó, Đảng trở thành người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, mở đầu là thắng lợi vĩ đại Cách mạng tháng Tám (1945), rồi đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, thực hiện thống nhất Tổ Quốc (1975), mở ra những trang sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam hôm nay.
Đảng ta luôn ý thức được rằng: “Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng phải ra sức chăm lo xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, xứng đáng với vai trò giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”
Cuốn sách “Bác Hồ với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” đã ra mắt bạn đọc nhân Ngày sinh lần thứ 100 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990).
Năm 1999, trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/1999), Nhà xuất bản Lao động đã cho tái bản tập sách đó.
Năm 2003, nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của công tác tư tưởng theo tinh thần Chỉ thị 23 – CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tập sách lại tái bản một lần nữa nhân dịp chào mừng Đại hội IX Công đoàn Việt Nam.
Trong lần tái bản này, tác giả có sưu tầm thêm một số tư liệu gốc của Chỉ tịch Hồ Chí Minh về Giai cấp Công nhân và tổ chức Công đoàn cùng những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đặt tên sách mới: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công đoàn Việt Nam” với mong muốn có thêm một tài liệu góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 06-CT/TƯ ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị và các hoạt động thiết thực hướng tới Đại hội Công đoàn Việt Nam đang triển khai sâu rộng trong hệ thống công đoàn các cấp.
Mục lục:
Lời nhà xuất bản
Lời nói đầu
Phần thứ nhất: Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân
Chương thứ nhất: Giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ – một cái nhìn tổng quát
Chương thứ hai: Bác hồ với giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ
Chương thứ ba: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân trong thời kỳ đất nước định hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa
Phần thứ hai: Hồ Chí Minh với tổ chức công đoàn Việt Nam
Chương thứ tư: Bốn phương vô sản đều là anh em
Chương thứ năm: Hồ Chí Minh với tổ chức công đoàn Việt Nam
Phần thứ ba: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn
Chương thứ sau: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn với chúng ta hôm nay.
Phần tư liệu: Một số bài viết và huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân lao động và tổ chức công đoàn việt Nam
Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Mời bạn đón đọc.
Giai cấp Công nhân Việt Nam, một trong những lực lượng xã hội mới, ra đời trong cuộc “công nghiệp hoá cưỡng bức” của chủ nghĩa thực dân Pháp ở nước ta hiện ngay từ đầu thế kỷ XX, đã nhanh chóng trở thành chủ thể của lịch sử và từng bước thực hiện sứ mạng lịch sử của mình.
Phong trào công nhân Việt Nam cũng đã sớm kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa Mác – Lênin do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Hội Việt Nam cách mạng thanh niên truyền bá từ đầu thập kỷ 20, và với phong trào yêu nước sản sinh ra chính đảng của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam – Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930).
Từ đó, Đảng trở thành người tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, mở đầu là thắng lợi vĩ đại Cách mạng tháng Tám (1945), rồi đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược của chủ nghĩa thực dân cũ và mới, thực hiện thống nhất Tổ Quốc (1975), mở ra những trang sử huy hoàng của dân tộc Việt Nam hôm nay.
Đảng ta luôn ý thức được rằng: “Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng phải ra sức chăm lo xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, xứng đáng với vai trò giai cấp tiên phong, giai cấp lãnh đạo sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội”
Cuốn sách “Bác Hồ với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam” đã ra mắt bạn đọc nhân Ngày sinh lần thứ 100 của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/1990).
Năm 1999, trong khuôn khổ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 – 28/7/1999), Nhà xuất bản Lao động đã cho tái bản tập sách đó.
Năm 2003, nhằm đáp ứng những yêu cầu mới của công tác tư tưởng theo tinh thần Chỉ thị 23 – CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương Đảng, tập sách lại tái bản một lần nữa nhân dịp chào mừng Đại hội IX Công đoàn Việt Nam.
Trong lần tái bản này, tác giả có sưu tầm thêm một số tư liệu gốc của Chỉ tịch Hồ Chí Minh về Giai cấp Công nhân và tổ chức Công đoàn cùng những mẩu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và đặt tên sách mới: “Chủ tịch Hồ Chí Minh với Công đoàn Việt Nam” với mong muốn có thêm một tài liệu góp phần nâng cao chất lượng cuộc vận động: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị số 06-CT/TƯ ngày 07 tháng 11 năm 2006 của Bộ Chính trị và các hoạt động thiết thực hướng tới Đại hội Công đoàn Việt Nam đang triển khai sâu rộng trong hệ thống công đoàn các cấp.
Mục lục:
Lời nhà xuất bản
Lời nói đầu
Phần thứ nhất: Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân
Chương thứ nhất: Giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ – một cái nhìn tổng quát
Chương thứ hai: Bác hồ với giai cấp công nhân Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ
Chương thứ ba: Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân trong thời kỳ đất nước định hướng theo con đường xã hội chủ nghĩa
Phần thứ hai: Hồ Chí Minh với tổ chức công đoàn Việt Nam
Chương thứ tư: Bốn phương vô sản đều là anh em
Chương thứ năm: Hồ Chí Minh với tổ chức công đoàn Việt Nam
Phần thứ ba: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn
Chương thứ sau: Di sản tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn với chúng ta hôm nay.
Phần tư liệu: Một số bài viết và huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh với giai cấp công nhân lao động và tổ chức công đoàn việt Nam
Những mẫu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Mời bạn đón đọc.