Chốn Xưa

Chốn Xưa
Giá bìa: 50.000₫
Giá bán: 40.000₫
Tình trạng: Còn ít hàng hoặc hết
  • Tác giả: Lý Nhuệ
  • Người dịch: Sơn Lê
  • Nhà xuất bản: Nxb Hội Nhà Văn
  • Nhà phát hành: Nhã Nam
  • Mã Sản phẩm: 8936024910846
  • Khối lượng: 400.00 gam
  • Kích thước: 14.5x20.5 cm
  • Ngày phát hành: 02/2007
  • Số trang: 368

Giới thiệu sách Chốn Xưa

Lý Nhuệ

Lý Nhuệ

Chốn Xưa – Tiểu Thuýêt Trung Quốc

Bên cạnh một dòng chảy lịch sử cuồn cuộn trong “Chốn xưa”, thấp thoáng những câu chuyện tình khắc khoải, khiến độc giả không tránh khỏi cảm giác nhói lòng.

Cuộc tình tay ba giữa Bạch Thụy Đức – cô vợ già hơn 6 tuổi Dương Phượng Nghi – cô em họ vợ là Liễu Quỳnh Cư được nhắc tới nhiều nhất. Có lẽ vì đây là một mô-típ tình yêu khá điển hình trong xã hội Trung Quốc thời phong kiến. Dương Phượng Nghi không đẻ được con trai đã cố tình đưa cô em họ 22 tuổi về Bạch viên. Từ việc bày mưu tính kế cho hai người gần gũi để kiếm đứa con trai cho chồng, Dương Phượng Nghi đã không vượt qua tấm tình nhỏ nhặt của đàn bà, khi sau 10 ngày vờ lánh mặt trở về nhà, bắt gặp chồng mình và em họ đang nằm khỏa thân trên giường. Từ một người vợ hết lòng vì chồng, bà đã phản kháng bằng cách cởi quần áo trèo vào giường, để cả 3 người cùng chung nỗi ê chề nhục nhã. Từ một người ra tay vun đắp, bà đã tung hê tất cả chỉ vì không chịu đựng nổi vẻ mặt thỏa mãn của chồng và cô em họ sau những đêm ân ái rực lửa. Mâu thuẫn lên tới đỉnh điểm khi đứa bé trai mới sinh bị chết một cách bí ẩn và đổi lại là Dương Phượng Nghi bị trúng độc suýt chết. Mối thâm tình với cuộc đấu đá ngấm ngầm này cứ kéo dai dẳng, giết thêm cả Văn Đạt, chàng trai mà Dương Phượng Nghi có ý nhắm làm chàng rể. Cho tới sau này, bà đã phải chọn lối thoát đầy bế tắc là thắt cổ tự tử.

Cặp trai tài – gái sắc tướng Dương Sở Hùng và Lý Tử Vân kết duyên gây xôn xao Ngân Thành, bỏ lại phía sau một khối tình vỡ nát. Trước đó, Tử Vân đã đem lòng yêu chàng phóng viên Phụng Ngô, hai người từng thề non hẹn biển ở bên nhau. Nhưng viên tướng chỉ huy trưởng quân đoàn bảo vệ thành phố đã để mắt tới tài nữ nổi danh khắp Ngân Thành. Cuộc chia cắt tàn bạo đã đến với Phụng Ngô khi chàng rời chốn hoa lệ về thăm người yêu. Tưởng đâu rạng ngời hạnh phúc lúc gặp mặt, bỗng dưng nhận phải mối hận chèn nặng trong tim. Uất ức và sự giày vò đã khiến chàng phóng viên si tình nhảy xuống dòng Ngân Khê tự tử. Chàng chết mà không tin nổi, sau này khi 108 người bị bắn chết ở bức tường đá, Tử Vân đã khóc than không phải cho người họ Lý nhà mình, mà là khóc chồng.

Chuyện tình của Đông, người gánh nước thuê cho nhà họ Lý ngỡ chỉ thoảng qua trong hiu hắt buồn, nhưng cũng vì thế lại khiến người ta chẳng thể bỏ qua. Người tưởng rằng yên phận suốt đời với nghề gánh nước này, hóa ra giấu mối chân tình với cô Mười Một ở Lầu Hoa Đào. Bắt đầu là tiếng hát trong veo của cô khi cùng chị em ngồi mâm xe ở giếng muối hát hò. Chàng gánh nước thuê dành dụm đủ 300 đồng để được vào lầu Bạch Thủy khách vui vầy với nàng một đêm, để rồi khắc khoải mãi lâu sau. Chuyện đâu dừng ở đó, cảm nhận người con trai đã bao lần theo mình đến cổng, bao lần nhìn bóng mình bước vào nhà, cô Mười Một đã tự bỏ tiền để mời Đông trở lại .ầu, tự nguyện dâng hiến. Cho tới khi Đông đủ tiền quay lại chuộc thì người con gái ấy đã yểu mệnh qua đời.

Mối tình, có thể gọi là thế, vì nó có tồn tại giữa Diên An và chàng Lệch chăn cừu mang lại cảm giác nửa cười nửa khóc. Cô sinh viên trẻ hừng hực tinh thần những năm cách mạng văn hóa nổ ra, đã xung phong về miền núi, nộp quyết tâm thư lấy một nông dân làm chồng. Và để chứng tỏ mình “cách mạng thật”, cô đã chủ động gặp gỡ với một người lam lũ nhất, bẩn thỉu nhất vùng đó, ngỏ ý muốn cưới người bần nông chính gốc này. Diên An đã không đành lòng về chịu tang mẹ là Bạch Thu Vân, người đã uống thuốc ngủ tự vẫn vì không chịu được kết cục đau thương mà gia đình mình đang gánh chịu trong đại cách mạng văn hóa. Cô cũng không về trại cải tạo, nơi người cha Lý Nãi Chi trước khi chết trăng trối muốn cô con gái tự tay giặt cái áo thẫm máu của mình. Nhưng cô lại đành lòng bảo chàng chăn cừu đi tắm, đành lòng chấp nhận anh Lệch to khỏe chỉ rửa qua quít nửa chậu nước, đành lòng vùi dập đời con gái của mình trong câu nói “Em quyết làm việc này tới cùng!”. Đành lòng cam chịu yêu bần nông để đổi lấy mạng sống.

Hòa vào dòng chảy chung của Chốn xưa, những câu chuyện tình lô xô theo thời thế bấp bênh. Không một ai yên ổn và chẳng thể nào kiếm được một chốn an toàn cho tình yêu trong những năm tháng đầy rẫy tai ương và chết chóc này. Tình yêu hay chính xác hơn là những kiếp người đã cố gắng vùng vẫy bằng nhiều cách thức khác nhau để đổi lấy sự tồn tại. Nhưng dù cho tính toán đến thế nào, tất cả đều bị vùi dập, vùi dập một cách đáng thương. Song chính từ những câu chuyện tình tuyệt vọng ấy, toát lên những khát vọng sống, khát vọng của con người trong nỗi đau, để làm nên một hình ảnh đa chiều, nhiều màu sắc của Chốn xưa.

Hoàng Mai


Chốn Xưa
(VTV1 Ngày 10/03/2007)

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


Nhật Ký Phi Thường

(VTV ngày 14/12/2007)
Nhật ký phi thường

Như nhan đề, trục chính của Nhật ký phi thường xoay quanh câu chuyện về một cuốn nhật ký, nó là những tự sự chân thực của chàng trai Lâm Phong khi trực diện với thế giới của chính anh, đối diện với rất nhiều những suy nghĩ tăm tối, những ám ảnh tội lỗi, những biến thái trong đời sống tâm sinh lí tuổi thanh niên. Nhưng sẽ chẳng có gì xảy ra, nếu những tự truyện đó mãi mãi nằm trong im lặng của bí mật cá nhân…

Rắc rối bắt đầu khi Lâm Phong gửi cuốn nhật ký cho người thầy mà anh tin tưởng – Dư Vĩ. Dư Vĩ lại đồng ý cho bạn gái và bố của bạn gái anh đọc. Từ đây, cuộc đời và những bí mật riêng tư của Lâm Phong bị phơi bày ra ánh sáng. Mọi người phát hiện ra Lâm Phong chính là kẻ làm những việc bất bình thường, vốn là một trọng tâm bàn tán của trường Đại học Phương Bắc bấy lâu nay, như chuyên xin tất phụ nữ, lấy trộm đồ mặc trong của họ… Những mặc cảm phạm tội, những ám ảnh tình dục không được giải tỏa của một sinh viên đại học và thế giới học đường được ghi chép lai một cách chân thực, không che đậy…trong nhật ký đã gây nên biết bao sóng gió cho chủ nhân nó.

Nhật ký phi thường được đánh giá là cuốn tiểu thuyết tâm lí giới tính đầu tiên của Trung Quốc. Nó khiến con người phải thức nhận, phải đối diện với biến thái tâm sinh lí thực của con người như một hiện tượng tự nhiên, chứ không phải kì thị và tránh né, hay ghê tởm nó như một cái gì xa lạ, đáng sợ. Chỉ có trực diện với thế giới tâm lí phức tạp, con người mới có thể vượt qua những ẩn ức, những cám dỗ, để hình thành nhân cách lành mạnh.

Điểm nổi bật ở Nhật ký phi thường là kết cấu truyện lồng truyện của nó. Khác với một số tác phẩm cũng chọn dạng thức kết cấu này, nhưng có sự gián cách rất nhiều giữa hai thế giới được kể, Nhật ký phi thường lại tạo sự liền mạch, và mối liên hệ chặt chẽ của thế giới nhật ký và thế giới xung quanh người đọc nhật ký. Những điều sâu kín được Lâm Phong kể lại trên trang viết, giải thích sáng rõ cho những hiện tượng xảy ra trong trường đại học của anh. Đối diện với mọi người, Lâm Phong luôn tự ti về bản thân mình, luôn tìm cách che giấu cái tôi cá nhân. Chỉ trong không gian nhật ký, chàng sinh viên trẻ cô độc này mới đủ dũng cảm để đối diện với những sự thực đáng xấu hổ về bản thân, tự phán xét và tự cứu chính mình. Nhân vật trên hành trình kiếm tìm ý nghĩa tồn tại của mình trên thế gian, có thể bị gục ngã vì đau khổ và mệt mỏi, nhưng khát vọng sống lành mạnh, sống có ý nghĩa thì vẫn tiếp tục, cả khi câu chuyện khép lại. Vì vậy, cuộc đấu tranh âm thầm và khốc liệt để hoàn thiện mình của nhân vật thực sự có sức lôi cuốn và rung động sâu sắc trái tim người đọc.

Nhật ký phi thường đã chạm đến những ranh giới mỏng manh giữa tiểu thuyết và đời thường, giữa khát vọng cá nhân với những định kiến, những chuẩn mực thông thường của xã hội. Nó đặt vấn đề về vai trò và trách nhiệm của người cần bút, nhắc nhở người đọc về cách ứng xử thích hợp, có văn hóa với thế giới hư cấu, thế giới nghệ thuật.

Nhắc đến Nhật ký phi thường, Từ Triệu Thọ đã từng tâm sự, với cuốn tiểu thuyết này, anh thực sự bước vào con đường không thể nào quay lại, con đường văn chương. Ngay từ tác phẩm đầu tiên, đã nhận được rất nhiều quan tâm từ độc giả, Nhật ký phi thường là một mốc thật đáng nhớ trong cuộc đời văn nghiệp của tác giả.

Xuất hiện năm 2002, do Nhà xuất bản Văn nghệ Đôn Hoàng ấn hành, Nhật ký phi thường một thời từng là đối tượng công kích kịch liệt của giới phê bình văn nghệ Trung Quốc, đồng thời dẫn đến một cuộc thảo luận rộng rãi trong giới giáo dục về vấn đề giới tính của thanh thiếu niên, được Thời báo Khoa học bình họn là một trong mười chủ đề nóng nhất trong các trường học Trung Quốc, được báo Giáo dục Trung Quốc gọi là: “Nỗi phiền não của thanh thiếu niên thời đại mới”, và bị in lậu nhiều vô số kể.

Đôi nét về tác giả

Sinh cuối những năm 60, Từ Triệu Thọ thuộc một trong những người theo chủ nghĩa lý tưởng. Vào đại học, chàng sinh viên họ Từ bắt đầu thấm nhiễm tinh thần ưu tư cuối thế kỷ. Những năm 90 làm vận động văn học và vận động tư tưởng ở Tây Bắc, bị gọi là tên điên, kẻ khùng, kẻ khoác lác. Giữa và cuối những năm 90, ở ẩn, ít qua lại với người khác. Nổi tiếng trên mạng bắt đầu từ tác phẩm Nhật ký phi thường. Từ đó, liên tục dấn thân vào trên con đường văn chương, với một loạt các tác phẩm, thu hút được rất nhiều sự chú ý của người Trung Quốc, đặc biệt là thế hệ thanh niên đương đại. Độc giả Việt Nam đã biết đến một chân dung thế hệ 8x mới qua Sinh năm 1980 của Từ Triệu Thọ với những hình ảnh tiêu biểu mà ở đó, Hồ Tử Kiệt được coi là một “Giả Bảo Ngọc đương thời”.

Tác phẩm của Từ Triệu Thọ là tấm gương phản ánh chân thực những trăn trở của thế hệ trẻ mới bước vào cuộc sống. Bên cạnh nỗ lực thể hiện đời sống đầy những lo toan bộn bề công việc và con đường phía trước của người cùng thế hệ, trang viết của anh còn là thao thức không ngừng về tình yêu, lẽ sống, về những lí do khiến con người tha thiết tồn tại trên cõi đời.

Các tác phẩm chủ yếu của Từ Triệu Thọ:

1. 2002, xuất bản Nhật Ký Phi Thường

2. 2003, cùng với nhà xã hội học nổi tiếng giáo sư Lưu Đạt Lâm phân tích về vấn đề văn hóa giới tính, xuất bản tác phẩm “Đối thoại phi thường” (Nhà Xuất Bản Thanh Niên Trung Quốc) – là cuốn sách bán chạy trong giới học thuật.

3. 2004, xuất bản “Sinh năm 1980” (Nhà Xuất Bản Văn Nghệ Xuân Phong), được gọi là “Tự truyện của Giả Bảo Ngọc hiện đại” , “Cuốn tiểu thuyết đã miêu tả chân thực và sâu sắc đời sống tinh thần của thế hệ sinh sau những năm 80” … theo Báo Thanh Niên Trung Quốc và đài truyền hình trung ương TQ, cuốn sách này đã gây nên một cơn sốt thảo luận về vấn đề cuộc sống của thế hệ sinh ra vào những năm 80.

4. 2004, xuất bản Tình Yêu Phi Thường

5. Xuất bản tập thơ dài “Bọt sóng của biển cả già nua”

6. Tập thơ Bài Ca Bông Lúa

Tiểu thuyết dài Cuộc Sống Vĩ Đại, Sống Chết Có Nhau …

Hương Đinh

Xem thêm nhiều hơn Thu gọn


 

Ở đâu bán sách Chốn Xưa giá rẻ nhất?

Các sản phẩm được giới thiệu bởi Xem Sách Hay đều hỗ trợ mua hàng online, thanh toán khi nhận hàng (COD) Và có đầy đủ hình thức thanh toán cho bạn lựa chọn.

Nhà Cung Cấp LINK MUA Giá
Tiki MUA NGAY
Shopee MUA NGAY

Tải sách Chốn Xưa, dowload sách Chốn Xưa, Đọc sách Chốn Xưa online, Download Ebook Chốn Xưa free, Chốn Xưa pdf doc prc, Xem sách Chốn Xưa online, review sách Chốn Xưa