Giới thiệu sách Cất Tiếng Làm Điếng Thế Gian
Thế giới ngôn từ tưởng đã quá quen thuộc hóa ra lại bí mật không kém ngôn ngữ thân thể. Ai cũng có khả năng dùng ngôn từ, nhưng không phải ai cũng dùng nó hiệu quả trong giao tiếp.
Nếu bạn muốn nắm lấy sức mạnh của ngôn từ, nâng cao kĩ năng giao tiếp và củng cố các mối quan hệ của mình, thì “Cất tiếng làm điếng thế gian” là cuốn sách dành cho bạn. Cuốn sách này chỉ cho bạn các phương pháp vạn năng nhận biết con người qua ngôn từ, trao vào tay bạn các câu nói vạn năng làm lay động linh hồn người khác, và đưa ra cảnh báo về các từ vạn năng tiêu cực luôn khiến bạn sập bẫy. Giống như một “cuốn sách vạn năng”, bạn có thể tìm trong đây lời khuyên cho mọi vấn đề trong giao tiếp. Chẳng hạn: khi bị sai khiến thì nên nói thế nào, nói gì để thu nhận cảm tình hay làm sao để ngăn chặn thói phán xét… Các tình huống lấy ví dụ đều rất quen thuộc và đặc biệt được minh họa bằng hình vẽ sinh động.
Và còn một điều tuyệt vời nữa: khi những biểu tượng nấp kín trong ngôn từ, nó bỗng có đầy quyền năng. Vì ngôn từ có thể triệu hồi mọi điều sâu thẳm nhất, một cách nào đó bỗng bám lấy cả cảm xúc và nhận thức, rồi khiến người ta ngơ ngẩn xuất thuần trong những tích tắc mỏng manh nhất. Mỗi một từ, bạn lòng của tôi ơi, mang theo một thế giới những điều kì lạ, mà nếu hiểu rõ, ta chẳng cần phải khéo nói, ta có thể sử dụng nó để đi xuyên qua những mối quan hệ và bỗng có được cả thế giới những điều ta mong ngóng. Khi bạn hiểu ra sức mạnh ấy của ngôn từ, bạn đang chạm vào cõi mênh mông của linh hồn, của cảm xúc và nhận thức.
Những biểu tượng tâm lí-nhận thức đó có được sức mạnh lớn hơn nữa khi biến thành một câu nói. Tôi gọi những câu nói có sức mạnh nhất trong đó là: CÂU NÓI VẠN NĂNG.
Những câu nói làm lay động linh hồn.
Ngay trong bàn tay bạn.
Về thế giới ngôn ngữ thân thể, một “cuốn sách vạn năng” khác trong bộ sách này là “Phất tay lung lay thế giới” – Giao tiếp thân thể dành cho bậc thầy ngôn ngữ”. Mời các bạn tìm đọc!
“Chúng ta tạo ra lời của mình, và bạn có tin không, khi lời thay đổi, chúng ta thay đổi (và đời chúng ta nữa, phải không?).”
Mời bạn đón đọc.