Giới thiệu sách Cải Cách Khu Vực Tài Chính Ở Việt Nam, 1988 – 2003
Cuốn sách Từ Ngân Hàng Một Cấp Đến Ngân Hàng Thương Mại: Cải Cách Khu Vực Tài Chính Ở Việt Nam, 1988 – 2003 đề cập đến những khó khăn và vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển đổi khu vực tài chính của Việt Nam từ một hệ thống tài chính tập trung phụ thuộc vào các chỉ tiêu và mục đích của chính phủ đối với các khu vực, thành một khu vực tài chính tự chủ dựa vào và được định hướng bởi các lực lượng thị trường và áp lực cạnh tranh.
Chương 1 và 2 đưa ra một phân tích mô tả quá trình này, làm rã một điều là Việt Nam phải trải qua con đường dài trong việc chuyển thị trường tài chính của mình từ một khu vực lệ thuộc tập trung sang một nền kinh tế thị trường. Phương pháp cải cách tuần tự đã loại bỏ sự giám sát trực tiếp của chính phủ đối với khu vực tài chính và giảm bớt sự kiểm soát gián tiếp vốn vẫn dai dẳng. Nhờ vậy, tổng tín dụng trung gian qua ngân hàng hiện nay đạt hơn 40% GDP, cao hơn nhiều so với nền kinh tế chuyển đổi khác…
Chương 3, trả lời câu hỏi so sánh thế nào giữa sự phát triển của khu vực tài chính, hay cụ thể hơn là sự giám sát và điều tiết của khu vực ngân hàng ở Việt Nam với các ngân hàng láng giềng Đông Nam Á…
Chương 4, xem xét sâu hơn về tính độc lập của NHNN cũng như việc quản lý các thị trường tài chính chủ yếu của nó và các biện pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề nợ xấu đặc biệt đang đè nặng các NHQD…
Cuối cùng, chương 5 đưa ra một mô tả ngắn gọn về việc các ngân hàng hoạt động như thế nào trong khu vực nông nghiệp. Chương này bao gồm cả các vấn đề cụ thể mà các loại ngân hàng khác đang phải đối mặt cũng như mối tương tác của chúng trên thị trường…
Chương 1 và 2 đưa ra một phân tích mô tả quá trình này, làm rã một điều là Việt Nam phải trải qua con đường dài trong việc chuyển thị trường tài chính của mình từ một khu vực lệ thuộc tập trung sang một nền kinh tế thị trường. Phương pháp cải cách tuần tự đã loại bỏ sự giám sát trực tiếp của chính phủ đối với khu vực tài chính và giảm bớt sự kiểm soát gián tiếp vốn vẫn dai dẳng. Nhờ vậy, tổng tín dụng trung gian qua ngân hàng hiện nay đạt hơn 40% GDP, cao hơn nhiều so với nền kinh tế chuyển đổi khác…
Chương 3, trả lời câu hỏi so sánh thế nào giữa sự phát triển của khu vực tài chính, hay cụ thể hơn là sự giám sát và điều tiết của khu vực ngân hàng ở Việt Nam với các ngân hàng láng giềng Đông Nam Á…
Chương 4, xem xét sâu hơn về tính độc lập của NHNN cũng như việc quản lý các thị trường tài chính chủ yếu của nó và các biện pháp được đưa ra để giải quyết vấn đề nợ xấu đặc biệt đang đè nặng các NHQD…
Cuối cùng, chương 5 đưa ra một mô tả ngắn gọn về việc các ngân hàng hoạt động như thế nào trong khu vực nông nghiệp. Chương này bao gồm cả các vấn đề cụ thể mà các loại ngân hàng khác đang phải đối mặt cũng như mối tương tác của chúng trên thị trường…