Giới thiệu sách Các Quan Hệ Chính Trị Ở Phương Đông – Lịch Sử Và Hiện Tại
Các Quan Hệ Chính Trị Ở Phương Đông – Lịch Sử Và Hiện Tại:
Khoa học chính trị ra đời vào nửa sau thế kỷ XIX. Là một khoa học non trẻ, nhưng nó đã nhanh chóng giành được chỗ đứng quan trọng trong các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Ở nhiều quốc gia Châu Âu và Bắc Mỹ, việc đào tạo và nghiên cứu về Chính trị học đã được tổ chức và triển khai thực hiện trong các trường đại học và các trung tâm nghiên cứu. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, theo khuyến cáo của UNESCO, chính trị học được mở rộng hoạt động trong các nước Á – Phi mới giải phóng. Liên xô (Cũ) và các nước Đông Âu chính thức đưa Chính trị học như một môn học và các trường cao đẳng và đại học từ cuối thập niên 80 – đầu 90 thế kỷ trước.
Ở Việt Nam, Chính trị học mới bắt đầu được đưa vào chương trình giảng dạy và nghiên cúu trong một số ít trường đại học và các trường chính trị – hành chính quốc gia.
Tuy vậy, Chính trị học còn đang là một khoa học mới mẻ ở Việt Nam. Sự thiếu thốn và yếu kém về thông tin tư liệu, đội ngũ giảng viên – chuyên gia và cơ sở kỹ thuật cần thiết đã chưa đủ để xây dựng Chính trị học thành một khoa học mạnh giữa các ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn nước nhà. Trong bối cảnh mới của đất nước, sự tác động qua lại của các mối quan hệ đa phương, đa chiều nảy sinh bên trong và bên ngoài quốc gia ngày càng trở nên phức tạp, đồng thời sự phân hoá mạnh mẽ trong các ngành khoa học diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc thì việc cũng cố, mở rộng việc đào tạo và nghiên cứu Chính trị học trong các trường đại học là rất cần thiết. Mọi cố gắng, nỗ lực nhằm thúc đẩy sự phát triển của Chính trị học là đáng hoan nghênh. Với lý do như vậy, tác giả đã bước đầu tập hợp những bài viết liên quan đến các vấn đề chính trị đã và đang diễn ra ở một số nước phương Đông.
Hợp tuyển gồm 17 bài viết, trong đó có 4 bài viết mới, sồ còn lại (13 bài) đã được công bố trong các kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, quốc tế và tham gia trong các hội thảo khoa học các cấp độ trong thời gian qua. Nội dung chủ yếu của các bài viết đề cập đến khía cạnh văn hóa chính trị và các biểu hiện của nó ở Ấn Độ và các nước Đông Á.
Mục lục:
Lời nói đầu
Vài nét về Văn hoá – Chính trị Hàn Quốc
Vai trò của chính quyền nhà nước trong hiện đại hoá xã hội ở Hàn Quốc
Hàn Quốc: Từ chế độ độc tài đến dân chủ
Minh trị Duy Tân – Cải cách hay Cách mạng?
Bàn về tính dân chủ của hệ thống chính trị Nhật Bản hiện đại
Về tính tự trị của chính quyền địa phương Nhật Bản
Về văn hoá chính trị truyền thống Ấn Độ
Quá trình chính trị của các nước Asean hiện đại – kết quả và triển vọng
Quá trình chính trị Thái Lan trong bộ máy quan liêu Thái Lan hiện đại
Philippines: Các biến cố tháng Hai năm 1986 – Đảo chính hay Cách Mạng?
Về vai trò của quần chúng nhân dân trong “Cách mạng tháng Hai năm 1986” ở Philippines
Về vai trò quyết định thắng lợi trong “Cách mạng tháng Hai năm 1986” ở Philippines
…..
Mời bạn đón đọc.