Giới thiệu sách Các Học Thuyết Tâm Lý Nhân Cách
Tâm lý học ở nước ta hãy còn là một khoa học trẻ, trước năm 1945 chỉ là môn học trong trường phổ thông trung học, về sau có dạy ở một số trường đại học, rồi từ những năm 60 thế kỷ trước có cơ quan nghiên cứu, có khoa chuyên đào tạo cán bộ tâm lý học, có tạp chí Tâm lý học, có Hội các khoa học Tâm lý – Giáo dục – thành viên của Hội Khoa học Tâm lý Thế giới. Trong các chuyên ngành Tâm lý học có ở ta, tâm lý học nhân cách là chuyên ngành non trẻ nhất. Mà chẳng phải chỉ ở ta mới như vậy, như chính trong nội dung cuốn sách này cũng cho ta thấy, đó cũng là tình trạng chung của tâm lý học thế giới.
Riêng ở Việt Nam, thuật ngữ “nhân cách” vào những năm 60 hãy còn rất xa lạ với nhiều người, trong sách báo rất ít gặp, nhưng giờ đây giờ đã dùng thường xuyên hơn và khoa học về nhân cách thì mới đang hình thành. Nhà nước có các chương trình nghiên cứu con người, nên đã có thêm điều kiện tiến hành một số thực nghiệm, tìm hiểu lịch sử vấn đề, học thuyết này học thuyết kia, viết một số sách, báo và có những đề xuất, trong đó có cả định nghĩa về con người, về nhân cách… Tâm lý học Nga là một nền tâm lý học lớn, được thế giới công nhận, các nhà tâm lý học như L.S.Vưgốtki, A.R.Luria, A.N.Leônchiép, S.L.Rubíntêin… đuợc giới tâm lý học phương Tây, Mỹ nghiên cứu, học tập, trích dẫn. Trong bách khoa thư dán tạo của Mỹ xuất bản,chỉ có hai nhà tâm lý học được chọn, đó là Freud và Vưgôtski. Các nhà tâm lý học Nga và Giocgi có các lý thuyết về nhân cách rất đáng được quan tâm.
Tận dụng cơ hội, nói vài điều trên, tranh thủ giới thiệu một vấn đề rất khó, rất phức tạp đang chờ sự đóng góp của các bạn, mà cuốn sách này với lối viết dí dỏm, nhất là các tiểu sử các nhà khoa học, lại có cả thơ ca, diễn đạt rất dễ hiểu, nội dung cuốn sách có ích cả cho công việc giảng dạy lẫn công tác nghiên cứu.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Chương 1: Sigmund Freud – Thuyết phân tích tâm lý
Chương 2: Anna Freud – Tâm lý nhân cách cái tôi
Chương 3: Erik Erikson – Thuyết nhân cách phát triển tư duy
Chương 4: Carl Jung – Học thuyết nhân cách biểu tượng
Chương 5: Otto Rank – Thuyết nhân cách truyền thuyết
Chương 6: Alfred Adler – Thuyết nhân cách cá nhân
Chương 7: Karen Horney – Thuyết nhân cách tâm thần
Chương 8: Albert Ellis – Thuyết nhân cách tư duy
Chương 9: Erich Fromm – Thuyết nhân cách xã hội
Chương 10: B. F. Skinner – Thuyết nhân cách hành vi
Chương 11: Hans Eysenekc – Thuyết nhân cách cá tính
Chương 12: Albert Bandura – Thuyết nhân cách học tập xã hội
Chương 13: Gordon Allport – Thuyết nhân cách cấu trúc cá tính
Chương 14: George Kelly – Thuyết cấu trúc tâm thức cá nhân
Chương 15: Donald Snygg và Arthur W. Combs thuyết nhân cách hiện sinh
Chương 16: Abraham Maslow học thuyết nhân cách nhu cầu – giác ngộ
Chương 17: Carl Roger – Học thuyết nhân cách nhân văn
Chương 18: Ludwig Binswanger – Học thuyết nhân cách hiện sinh
Chương 19: Medard Boss – Học thuyết nhân cách hiện sinh
Chương 20: Viktor Frankl – Học thuyết nhân cách hiện sinh
Chương 21: Rollo May – Thuyết nhân cách cá tính
Chương 22: Jean Piager – Học thuyết nhân cách tư duy
Chương 23: Thuyết nhân cách sinh xã hội – Sociobiology
Chương 24: Siddhartha gautama Buddha thuyết nhân cách phật học
Chương 25: Thuyết nhân cách tổng hợp
Chương 26: Linh hồn có tồn tại hay không?
Tài liệu tham khảo
Phụ lục tiếng anh chuyên ngành.
Mời bạn đón đọc.