Giới thiệu sách Bước Đầu Học Vẽ – 35 Tác Phẩm Hình Hoạ Than Và Chì
Bước Đầu Học Vẽ – 35 Tác Phẩm Hình Hoạ Than Và Chì:
Hiện nay các loại sách giới thiệu về kỹ thuật hội hoạ có rất nhiều, nội dung rất phong phú, có ích cho những bạn bắt đầu làm quen với hội hoạ. Cuốn “phác hoạ tĩnh vật” sẽ chú trọng trình bày và giải thích hai mặt chính. Thứ nhất: theo tác giả thì “hình” là vấn đề trung tâm của kỹ thuật tạo hình, khi đã giải quyết tốt vấn đề “hình”, thì các vấn đề còn lại sẽ được giải quyết một cách đơn giản. Thứ hai đó là ngoài việc nghiên cứu hình và giới thiệu một số kỹ thuật ra, quyển sách giúp những người mới học học được và xây dựng cho mình một mối quan niệm về nghệ thuật tạo hình tương ứng, đồng thời không thể coi hội hoạ là một hoạt động kỹ thuật thuần tuý.
Vậy mục đích của vẽ tĩnh vật có ý nghĩa gì? Trong giới hội hoạ người ta thường nói rằng: “phác hoạ là bản”. Trong việc dạy vẽ phác hoạ thì vẽ tả thực là cơ bản. Vậy thì rút cuộc cái nào là cơ bản đây? Liệu những bình, lọ trong vẽ tả thực là cơ sở ư? Nó có liên hệ gì đối với những tác phẩm có những hình tượng nghệ thuật đầy mỹ cảm đây? Những cái cơ sở này liệu có phù hợp, tương đồng với nghệ thuật tạo hình? Đây chính là những điểm mà cuốn sách này sẽ bàn tới và tìm cách lý giải.
Trong thế giới này có biết bao nhiêu là hình thể, có loại phức tạp, có loại đơn giản. Trong các hình thể đơn giản có cái “nhất”, trong cái phức tạp cũng không thể không có cái “nhất”. Những hình thể đơn giản là cơ sở, là sự thể hiện bản chất của những hình thể phức tạp. Ngoài ra các hình thể phức tạp còn là sự tổ hợp nhiều lần của những hình thể đơn giản. Nói từ một chừng mực nào đó thì giữa hai loại trên không có sự khác biệt về bản chất. Những hình thể phức tạp lại không phức tạp, những hình thể đơn giản lại không đơn giản. Cũng giống như cổ nhân ngày xưa đã nói “Tư chi phàm, thực chi giản” điều đó có nghĩa là những cái tưởng chừng phức tạp nhưng thật ra lại đơn giản. Đây chính là vấn đề của cái “nhất” và sự liên hệ giữa cái “nhất” và vạn vật. Đó chính là một loại “công phu” của các hoạ sỹ.
Mục Lục:
Chương 1: Phân tích và miêu tả các hình hình học tăng cường luyện tập các kỹ năng cơ bản
Chương 2: Vấn đề biểu hiện mối quan hệ đậm – nhạt
Chương 3: Những điểm cần chú ý khi vẽ tĩnh vật
Chương 4: Việc chọn lựa và giữ gìn dụng cụ
Chương 5: Các bước vẽ tĩnh vật.
Mời bạn đón đọc.
Hiện nay các loại sách giới thiệu về kỹ thuật hội hoạ có rất nhiều, nội dung rất phong phú, có ích cho những bạn bắt đầu làm quen với hội hoạ. Cuốn “phác hoạ tĩnh vật” sẽ chú trọng trình bày và giải thích hai mặt chính. Thứ nhất: theo tác giả thì “hình” là vấn đề trung tâm của kỹ thuật tạo hình, khi đã giải quyết tốt vấn đề “hình”, thì các vấn đề còn lại sẽ được giải quyết một cách đơn giản. Thứ hai đó là ngoài việc nghiên cứu hình và giới thiệu một số kỹ thuật ra, quyển sách giúp những người mới học học được và xây dựng cho mình một mối quan niệm về nghệ thuật tạo hình tương ứng, đồng thời không thể coi hội hoạ là một hoạt động kỹ thuật thuần tuý.
Vậy mục đích của vẽ tĩnh vật có ý nghĩa gì? Trong giới hội hoạ người ta thường nói rằng: “phác hoạ là bản”. Trong việc dạy vẽ phác hoạ thì vẽ tả thực là cơ bản. Vậy thì rút cuộc cái nào là cơ bản đây? Liệu những bình, lọ trong vẽ tả thực là cơ sở ư? Nó có liên hệ gì đối với những tác phẩm có những hình tượng nghệ thuật đầy mỹ cảm đây? Những cái cơ sở này liệu có phù hợp, tương đồng với nghệ thuật tạo hình? Đây chính là những điểm mà cuốn sách này sẽ bàn tới và tìm cách lý giải.
Trong thế giới này có biết bao nhiêu là hình thể, có loại phức tạp, có loại đơn giản. Trong các hình thể đơn giản có cái “nhất”, trong cái phức tạp cũng không thể không có cái “nhất”. Những hình thể đơn giản là cơ sở, là sự thể hiện bản chất của những hình thể phức tạp. Ngoài ra các hình thể phức tạp còn là sự tổ hợp nhiều lần của những hình thể đơn giản. Nói từ một chừng mực nào đó thì giữa hai loại trên không có sự khác biệt về bản chất. Những hình thể phức tạp lại không phức tạp, những hình thể đơn giản lại không đơn giản. Cũng giống như cổ nhân ngày xưa đã nói “Tư chi phàm, thực chi giản” điều đó có nghĩa là những cái tưởng chừng phức tạp nhưng thật ra lại đơn giản. Đây chính là vấn đề của cái “nhất” và sự liên hệ giữa cái “nhất” và vạn vật. Đó chính là một loại “công phu” của các hoạ sỹ.
Mục Lục:
Chương 1: Phân tích và miêu tả các hình hình học tăng cường luyện tập các kỹ năng cơ bản
Chương 2: Vấn đề biểu hiện mối quan hệ đậm – nhạt
Chương 3: Những điểm cần chú ý khi vẽ tĩnh vật
Chương 4: Việc chọn lựa và giữ gìn dụng cụ
Chương 5: Các bước vẽ tĩnh vật.
Mời bạn đón đọc.