- Vào trang riêng của tác giả
- Xem tất cả các sách của tác giả
Cái hay của Sài Gòn tản văn là ở chỗ tâm trạng sống được phổ vào từng chi tiết thực, hay nói cách khác là tính khảo cứu văn hóa được chuyển tải nhuần nhuyễn theo những điệu tâm hồn.
Chẳng hạn, có rất nhiều bài viết về bánh mì (và bánh mì Sài Gòn) nhưng có lẽ chưa có ai viết như Huỳnh Ngọc Trảng: Sự đời như… ổ bánh mì, và có lẽ cũng chưa có ai viết về bánh mì mà lấy đề từ từ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Sống làm chi theo quân tả đạo: quăng vùa hương, xua bàn độc, thấy lại thêm buồn; Sống làm chi ở lính mã tà: chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ".
Chẳng hạn, đọc nhiều bài viết về chuyện ăn nhậu ở Sài Gòn, nhưng khi đọc bài Ngày chủ nhật của người Sài Gòn của Danh Ðức (người tự nhận: tôi thuộc thế kỷ trước) thì mới "ngộ" ra rằng:"Người thị dân Sài Gòn đích thực không hề có lối nhậu vác cả két "la de" (bia), cả thùng "Budweiser", cả chai Cognac ra dằn trên mặt bàn! (Cái kiểu uống trăm phần trăm, pha cả lít rượu vào nón sắt đựng nước dừa "ô kê thau!" đó chỉ dành cho cánh lính trơn, thuộc "chỉ số bóp cò", sống nay chết mai)"…
Chẳng hạn, thông qua món ăn xào bần của Phạm Hoàng Quân, ta có dịp "duyệt" lại kiến thức cũng như ký ức về ăn đám giỗ: "Phàm, ăn một cái đám giỗ trọn vẹn phải đủ bốn chặp, ăn sau khi cúng tiên thường vào chiều hôm trước, ăn sau khi cúng chính giỗ vào buổi sáng, ăn sau khi cúng hậu thường vào buổi chiều, và ăn xào bần suốt ngày hôm sau" (nếu bạn đọc có tò mò thắc mắc món xào bần là món chi thì hãy giở đọc bài đầu tiên trong tập Ngon vì nhớ).
Còn nhiều bài tản văn thú vị nữa. Những cây bút tản văn trứ danh Sài Gòn như: Nam Ðan, Quốc Bảo, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Ðạt, Phạm Hoàng Quân, Phạm Tường Vân, Huỳnh Ngọc Trảng, Huỳnh Như Phương… đều góp mặt trong ba tập sách.
Ðọc Sài Gòn tản văn để thêm một lần hiểu, thấm cái văn hóa Sài Gòn – Nam bộ. Câu chuyện về "cái chết" của Saigon CityLife – một tạp chí chuyên về văn hóa, trong bối cảnh bão giá, lạm phát; để rồi từ đó "phục sinh" bằng ba tập sách tản văn đặc sắc, có lẽ cũng không nằm ngoài những câu chuyện Sài Gòn.
Bởi đây là một bộ sách mở, những câu chuyện Sài Gòn sẽ còn tiếp tục được kể (trong Sài Gòn tản văn).
Mời bạn đón đọc.
Bộ sách bỏ túi Sài Gòn tản văn
SGTT.VN – Từ văn hoá hẻm Sài Gòn xưa và nay, chuyện những món ngon, từng chỗ ngồi, góc quán gây hương nhớ đến câu chuyện sau màn bụi khói phố xá là thân phận, nhịp sống đặc trưng của một đô thị sầm uất vội vàng nhưng không thiếu những khoảng lắng đọng…
Tất cả được thể hiện trong bộ sách như những ký hoạ ngẫu hứng nhưng phác thảo được toàn cảnh của diện mạo tính cách đất, người Sài Gòn. Bộ sách bỏ túi ra loạt đầu tiên với ba cuốn: Sài Gòn sau màn bụi, Ngon vì nhớ và Hẻm phố thông ra thế giới tập hợp bài viết của các nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ nổi tiếng sống và gắn bó với Sài Gòn: Nguyễn Đình Đầu, Huỳnh Ngọc Trảng, Danh Đức, Phạm Hoàng Quân, Hà Vũ Trọng, Nam Đan, Sue Hajdu, Quốc Bảo, Trần Tiến Dũng, Trần Thị NgH, Nguyễn Thị Minh Ngọc…
Sách được chăm chút về hình thức khá lạ mắt, sang trọng; là món quà quý cho thị dân Sài Gòn và cả với những ai vừa đến, để hiểu và yêu thêm Sài Gòn; Phương Nam Book và NXB Hội Nhà Văn ấn hành. Phương Nam Book cũng đang kêu gọi người viết gởi thêm bài cho các tập tiếp theo của bộ sách.
V.N
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn
Sài Gòn tản văn
TT – Sài Gòn sau màn bụi, Hẻm phố thông ra thế giới, Ngon vì nhớ (NXB Hội Nhà Văn) là ba tập sách nằm trong bộ sách Sài Gòn tản văn do tạp chí Saigon CityLife cùng Phương Nam Book thực hiện vừa ra mắt bạn đọc.
Cái hay của Sài Gòn tản văn là ở chỗ tâm trạng sống được phổ vào từng chi tiết thực, hay nói cách khác là tính khảo cứu văn hóa được chuyển tải nhuần nhuyễn theo những điệu tâm hồn.
Chẳng hạn, có rất nhiều bài viết về bánh mì (và bánh mì Sài Gòn) nhưng có lẽ chưa có ai viết như Huỳnh Ngọc Trảng: Sự đời như… ổ bánh mì, và có lẽ cũng chưa có ai viết về bánh mì mà lấy đề từ từ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Sống làm chi theo quân tả đạo: quăng vùa hương, xua bàn độc, thấy lại thêm buồn; Sống làm chi ở lính mã tà: chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ".
Chẳng hạn, đọc nhiều bài viết về chuyện ăn nhậu ở Sài Gòn, nhưng khi đọc bài Ngày chủ nhật của người Sài Gòn của Danh Ðức (người tự nhận: tôi thuộc thế kỷ trước) thì mới "ngộ" ra rằng: "Người thị dân Sài Gòn đích thực không hề có lối nhậu vác cả két "la de" (bia), cả thùng "Budweiser", cả chai Cognac ra dằn trên mặt bàn! (Cái kiểu uống trăm phần trăm, pha cả lít rượu vào nón sắt đựng nước dừa "ô kê thau!" đó chỉ dành cho cánh lính trơn, thuộc "chỉ số bóp cò", sống nay chết mai)"…
Chẳng hạn, thông qua món ăn xào bần của Phạm Hoàng Quân, ta có dịp "duyệt" lại kiến thức cũng như ký ức về ăn đám giỗ: "Phàm, ăn một cái đám giỗ trọn vẹn phải đủ bốn chặp, ăn sau khi cúng tiên thường vào chiều hôm trước, ăn sau khi cúng chính giỗ vào buổi sáng, ăn sau khi cúng hậu thường vào buổi chiều, và ăn xào bần suốt ngày hôm sau" (nếu bạn đọc có tò mò thắc mắc món xào bần là món chi thì hãy giở đọc bài đầu tiên trong tập Ngon vì nhớ).
Còn nhiều bài tản văn thú vị nữa. Những cây bút tản văn trứ danh Sài Gòn như: Nam Ðan, Quốc Bảo, Trần Tiến Dũng, Nguyễn Ðạt, Phạm Hoàng Quân, Phạm Tường Vân, Huỳnh Ngọc Trảng, Huỳnh Như Phương… đều góp mặt trong ba tập sách.
Ðọc Sài Gòn tản văn để thêm một lần hiểu, thấm cái văn hóa Sài Gòn – Nam bộ. Câu chuyện về "cái chết" của Saigon CityLife – một tạp chí chuyên về văn hóa, trong bối cảnh bão giá, lạm phát; để rồi từ đó "phục sinh" bằng ba tập sách tản văn đặc sắc, có lẽ cũng không nằm ngoài những câu chuyện Sài Gòn.
Bởi đây là một bộ sách mở, những câu chuyện Sài Gòn sẽ còn tiếp tục được kể (trong Sài Gòn tản văn).
T.N.T.
Xem thêm nhiều hơn Thu gọn