Giới thiệu sách Bình Nguyên – Một Trong Những Tiểu Thuyết Xuất Sắc Nhất Trung Quốc Năm 2005
Bình Nguyên – Một Trong Những Tiểu Thuyết Xuất Sắc Nhất Trung Quốc Năm 2005:
Tác phẩm là câu chuyện về quá trình trưởng thành của một người đàn ông có khí phách tên là Đoan Phương trong thời kỳ mười năm động loạn Đại cách mạng văn hóa của Trung Quốc. Đây là câu chuyện của một người đàn ông chinh phục “thế giới”. Có điều “thế giới” anh ta chinh phục chẳng qua chỉ là một thôn làng nhỏ bé, nhưng đối với nhân vật nhỏ bé xuất thân thấp hèn, quá trình chinh phục thôn trang này cũng ngang khai thiên lập dị. Hình tượng Đoan Phương được Tất Phi Vũ xây dựng với đủ phẩm chất đáng có: dũng cảm, có tri thức, có sức quyến rũ, trọng tình trọng nghĩa và độc ác, thô lỗ và tế nhị. Ngoài Đoan Phương ra, tiểu thuyết còn xây dựng một loạt các nhân vật sinh động rất khó bắt gặp ở các cuốn tiểu thuyết khác: một ông Cố thuộc thành phần trí thức bị tư tưởng cực Tả thuần hóa và tiêm nhiễm độc hại; một bần cố nông Chỉa cá được cách mạng đổi đời nhưng đầy những day dứt nội tâm; một lảo Gù chăn nuôi lợn mà ăm ắp những hoài nghi về thế giới loài người; một thanh niên trí thức đối kháng với vận động chính trị Hỗn Thế Ma Vương để trở thành một kẻ lưu manh hóa; một người cha, người chồng cộng sản Trung Quốc Ngô Mạn Linh ham mê quyền lực đến tột cùng và vân vân… Những nhân vật này, ở các góc độ khác nhau trong những năm lao động biến thành những con quái vật nửa người nửa ngợm.
Ở đây người đọc không chỉ cảm nhận được sự hận thù, căm ghét, hay những cuộc đấu tranh giai cấp dai dẳng và kịch liệt mà còn lấp lánh tình yêu. Trước thành đồng vách xắt của quyền lực, vận mệnh không thể chiến thắng. Tình dục có thể đưa ra lối thoát trong ảo tưởng, trong hiện thực lại không thể tránh được cái chết và tuyệt vọng triệt để. Tiểu thuyết không có gì quá mới, nhưng ở Tất Phi Vũ, nó là sự kéo dài của sự sống. tình yêu trong Bình nguyên là thứ tình yêu biến thái, đè nén và tuyệt vọng. Tam A yêu Đoan Phương, Ngô Mạn Linh yêu Đoan Phương, tất cả đều là những thảm kịch, đều là những đau đớn thực tế bị cái gọi là “thành phần” bấy giờ bóp chết thì Ngô Mạn Linh lại vị cái” thân phận ” mà một thời đại đảo điên tạo ra làm cho nghẹt thở. Với cả hai người con gái này, Đoan Phương điều bị động và rơi vào mê cung trong tình yêu. Đoan Phương trưởng thành trong sự đấu tranh với người làng họ Vương, nhưng anh không trưởng thành trong tình yêu. Các tình tiết trong tiểu thuyết được tác giả sắp đặt như một trò chơi. Tình yêu của Tam A và Đoan Phương mãnh liệt, nhưng người đọc cũng đã dự cảm được lành ít dữ nhiều, có điều không ai có thể nghĩ được rằng cô sẽ phải chết, nếu có thể nghĩ đến, cũng không ai có thể ngờ được cái cách mà cô phải chết bất ngờ đến vậy. Còn Ngô Mạn Linh, cô bị con chó mình nuôi cắn mà phát dại, và trong cơn điên dại cô đã cắn người mình yêu để cả hai cùng quy tận. Tình tiết biến ảo khôn cùng. Số phận của người nông dân và những người phụ nữ vẫn quằn quại trong bối cảnh xã hội đó, đúng như tác giả đã từng nói: “Kết thúc tác phẩm, Đoan Phương bị Mạn Linh cắn, đã là người mang mầm bệnh. Trong lòng cô, anh ta vẫn sống, vẫn lang thang trong biển người mênh mông ở đâu đó vùng đất Nam Kinh. Cuối tác phẩm, người độc cảm thấy cái động trống hoắc tăm tối mịt mùng”.
Bình Nguyên ngoài đem lại tin mừng vui vì sự “lạ lẫm” ra, chúng ta còn thấy được một Tất Phi Vũ quen thuộc. Bình Nguyên là sự đấu tranh giữa cái sáng và cái tối, giữa con người với con người, là cuộc chiến thầm lặng trong lòng, rất nhiều đấm đá và máu tanh của những người đàn ông. – (Tạp chí Thu Hoạch).
Bình Nguyên là bộ sách về “quyền lực”, quyền lực được thống trị sâu sắc trong cách nhìn và tưởng tượng, quyền lực thể xác, quyền lực tinh thần, quyền lực chính trị, quyền lực của bạo lực và yếu đuối, chân thực và hư ảo,”lực” rối bời phức tạp trong lòng chúng ta, giữa chúng ta và được thể hiện một cách tinh xác. – (Thư Tấn Du).
Bình Nguyên là một cuốn tiểu thuyết tân kỳ, có tính nghệ thuật rất cao và hấp dẫn,là sự thể hiện tập trung nhất ở sự chín muồi của nhà văn trong thời gian gần đây, cũng là một thu hoạch quan trọng của văn học Trung Quốc trong thế kỷ mới. Điều đó có nghĩa là tất Phi Vũ đã xây dựng ra làng họ Vương giống như vị trang của Lỗ Tấn, Đông bắc Cao Mật của Mạc Ngôn, và Dương Phương Thụ của Cao Đồng. – (Đồng Hy -Dại học sư phạm Hồ Nam).
Mời bạn đón đọc.