Giới thiệu sách Bích Khê- Thơ với tuổi thơ
Tóm tắt
Bích Khê tên thật là Lê Quang Lương, sinh nǎm 1975 tại Phước Lộc, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, mất nǎm 1946 tại Thu Xà, Tư Nghĩa cùng tỉnh. Ông là con thứ chín trong một gia đình nhà Nho yêu nước.
Sinh thời, Bích Khê mới xuất bản có một tập thơ: tập Tih huyết (1939) Hàn Mạc Tử đề tựa. Hàn Mặc Tử đặc biệt ca ngợi cảm thụ trực giác trong thơ Bích Khê, ông cho đó là một nghệ thuật siêu thần đã đưa thơ tới địa hạt của sự huyền diệu. Tiếp nhận được cái hay của thơ Bích Khê quả là không dễ. Thơ Bích Khê cảm dễ mà giải thích rõ ràng thì lại khó. Hình ảnh, âm điệu thơ ông có sức hấp dẫn rất mê hoặc, đọc rồi dư vị ngân nga mãi. Bích Khê có những nhiều câu thơ hay một cách quái quỷ. Âm điệu, hình ảnh đầy mê hoặc, nghĩa chữ mơ hồ và gợi cảm. Nhưng xét toàn bài, những kỹ xảo về chữ, về câu, về hình, về nhạc được chǎm chút quá lại làm hại hơi thở tự nhiên của cảm xúc và gò cả tư tưởng của thơ lại. Nhược điểm của thơ Bích Khê lại chính là những ưu điểm quá đà của ông. Ông sáng tạo một cách nhìn mới vào tạo vật, ông thần tiên hóa con người, ông vẽ chân dung không phải bằng thị giác, mà kết hợp được cả thính giác, khứu giác, xúc giác và cả ảo giác.
Ông không thành công khi những kết hợp đó qúa cầu kỳ, khiên cưỡng, hiện thực trở nên méo mó, khó tiếp nhận. Bài thơ khi ấy nhiều chữ lạ, chữ hay nhưng bản thân chúng lại không dính được vào với nhau. Lời thơ thành lời mê sảng, tối nghĩa. Làm thơ, cố nhiên, phải lao động câu chữ. Coi thường chữ nghĩa, coi thường hình thức diễn đạt không thể có thơ toàn bích. Nhưng thơ lại trọng hồn nhiên.
Bích Khê có một hồn thơ tinh vi, sáng tạo nhiều ý lạ, lại thạo nhiều thủ pháp của thơ Đông lẫn thơ Tây. Ông hǎm hở dùng thủ pháp để đổi mới thơ, ghi lại một nét riêng trong phong trào Thơ Mới 1932-1945. Tiếc rằng có lúc ông quá ham thủ pháp, bắt tình ý phải chạy theo câu chữ, làm giảm tính chân thật của tình cảm và sức mạnh của ý tưởng.