Giới thiệu sách Bi Kịch Hi Lạp
Bi Kịch Hi Lạp:
Với Prométhée bị xiềng lấy đề tài ở thần thoại, thể hiện khái quát cuộc đấu tranh quyết liệt, bất khuất, trường kì của nhân loại chống bạo lực và bất công.
Prométhée, vị thần khổng lồ anh em gần của Zeus, vì thương nhân loại do chính thần tạo ra đã đánh cắp lửa trời về cho người sưởi ấm và phát triển khoa học kĩ thuật. Zeus, vì chúa tể muôn thần, muốn tiêu diệt loài người đi, nên đã dùng những hình phạt tàn bạo nhất để đàn áp Próthée. Hắn cho trói và đóng đinh Prométhée vào đỉnh núi Caucase và sai một con diều hâu ngày đêm moi gan móc ruột. Próthée chịu đựng hình phạt, không ngừng vạch tội vị thần vương tàn bạo bất công, nhưng lại không chủ trương lật đổ hắn mà trong muốn hắn tự sửa mình…
Nội dung các bi kịch là những câu chuyện có tác dụng xúc cảm: không có xúc cảm thì không có bi kịch. Xúc cảm chính là cái thương và cái sợ. Hoà hợp được sợ và thương thì người xem mới thấy rõ được tâm hồn mình và tự mình biết cách kiềm chế dục vọng của mình: đó là tác dụng “tẩy rửa” mà Aristote thường nhắc tới. Nhưng nếu mang nguyên xi sự thực của xã hội lên sân khấu thì dễ làm cho khán giả bị sốc, cho nên sân khấu muốn đạt tới tác dụng tẩy rửa ấy môt cách nhẹ nhàng thì phải “hư cấu giống như thật”. Đó mới là bản chất, chức năng và nghệ thuật của bi kịch.
Diễn viên ra sân khấu phải ăn mặc dài, rộng, đẹp, phải đi hài cao cổ để tăng thêm vẻ oai phong của nhân vật và phải đeo mặt nạ.
Sân khấu bi kịch cũng có nhiều dụng cụ biểu diễn y như thật. Còn cảnh thì ghép sẵn cả trên sân khấu bởi vì diễn liền một mạch không có chuyện đóng màn nửa chừng.
Về luật tam duy nhất, thời xưa cũng như thời nay chỉ có duy nhất hành động là bắt buộc, bởi vì nó gắn liền với bản chất bi kịch; tuy nhiên hành động chính không loại trừ hành động phụ, để làm cho vở kịch thêm phong phú và làm nổi bật chủ đề. Về duy nhất thời gian và địa điểm, chẳng có mấy người quan tâm. Ngay cả Aristote cũng nhận thức như vậy.
Người Hi Lạp xưa có khả năng kì diệu để vươn tới đỉnh cao của văn học nghệ thuật, không qua một mẫu mực có sẵn nào, họ đã tìm tòi, sáng tạo, hình thành và khẳng định về cả hai mặt lí luận cũng như thực tiễn đủ các loại hình văn học chính và đúng với trình tự lịch sử lôgic của nó: anh hùng ca, thơ trữ tình, tuyện kí, kịch, hùng biện… với những tác phẩm bất hủ mà không một giai đoạn nào về sau so sánh được. Đó là những bài học vô giá về các phương diện hiểu biết cuộc sống và con người đấu tranh cho lẽ phải và đạo lí, nghệ thuật và văn chương.
Mời bạn đón đọc.
Với Prométhée bị xiềng lấy đề tài ở thần thoại, thể hiện khái quát cuộc đấu tranh quyết liệt, bất khuất, trường kì của nhân loại chống bạo lực và bất công.
Prométhée, vị thần khổng lồ anh em gần của Zeus, vì thương nhân loại do chính thần tạo ra đã đánh cắp lửa trời về cho người sưởi ấm và phát triển khoa học kĩ thuật. Zeus, vì chúa tể muôn thần, muốn tiêu diệt loài người đi, nên đã dùng những hình phạt tàn bạo nhất để đàn áp Próthée. Hắn cho trói và đóng đinh Prométhée vào đỉnh núi Caucase và sai một con diều hâu ngày đêm moi gan móc ruột. Próthée chịu đựng hình phạt, không ngừng vạch tội vị thần vương tàn bạo bất công, nhưng lại không chủ trương lật đổ hắn mà trong muốn hắn tự sửa mình…
Nội dung các bi kịch là những câu chuyện có tác dụng xúc cảm: không có xúc cảm thì không có bi kịch. Xúc cảm chính là cái thương và cái sợ. Hoà hợp được sợ và thương thì người xem mới thấy rõ được tâm hồn mình và tự mình biết cách kiềm chế dục vọng của mình: đó là tác dụng “tẩy rửa” mà Aristote thường nhắc tới. Nhưng nếu mang nguyên xi sự thực của xã hội lên sân khấu thì dễ làm cho khán giả bị sốc, cho nên sân khấu muốn đạt tới tác dụng tẩy rửa ấy môt cách nhẹ nhàng thì phải “hư cấu giống như thật”. Đó mới là bản chất, chức năng và nghệ thuật của bi kịch.
Diễn viên ra sân khấu phải ăn mặc dài, rộng, đẹp, phải đi hài cao cổ để tăng thêm vẻ oai phong của nhân vật và phải đeo mặt nạ.
Sân khấu bi kịch cũng có nhiều dụng cụ biểu diễn y như thật. Còn cảnh thì ghép sẵn cả trên sân khấu bởi vì diễn liền một mạch không có chuyện đóng màn nửa chừng.
Về luật tam duy nhất, thời xưa cũng như thời nay chỉ có duy nhất hành động là bắt buộc, bởi vì nó gắn liền với bản chất bi kịch; tuy nhiên hành động chính không loại trừ hành động phụ, để làm cho vở kịch thêm phong phú và làm nổi bật chủ đề. Về duy nhất thời gian và địa điểm, chẳng có mấy người quan tâm. Ngay cả Aristote cũng nhận thức như vậy.
Người Hi Lạp xưa có khả năng kì diệu để vươn tới đỉnh cao của văn học nghệ thuật, không qua một mẫu mực có sẵn nào, họ đã tìm tòi, sáng tạo, hình thành và khẳng định về cả hai mặt lí luận cũng như thực tiễn đủ các loại hình văn học chính và đúng với trình tự lịch sử lôgic của nó: anh hùng ca, thơ trữ tình, tuyện kí, kịch, hùng biện… với những tác phẩm bất hủ mà không một giai đoạn nào về sau so sánh được. Đó là những bài học vô giá về các phương diện hiểu biết cuộc sống và con người đấu tranh cho lẽ phải và đạo lí, nghệ thuật và văn chương.
Mời bạn đón đọc.