Giới thiệu sách Bài Giảng Nguyên Lý Kinh Tế Vĩ Mô
Bài Giảng Nguyên Lý Kinh Tế Vĩ Mô
Mặc dù kinh tế học nghiên cứu nền kinh tế dưới nhiều giác độ khác nhau, nhưng môn học này thống nhất với nhau ở một số ý tưởng cơ bản, gọi là các nguyên lý của kinh tế học. Trong phần còn lại của bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu mười nguyên lý quan trọng nhất trong số đó. Khi đọc cuốn sách này, bạn còn gặp chúng nhiều lần. Phần giới thiệu này chỉ nhằm mục đích giúp độc giả có được cái nhìn tổng quan về kinh tế học. Bạn đọc chỉ nên coi bài này là “sự báo trước những điều hấp dẫn sắp tới”.
Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu phương thức xã hội quản lý nguồn lực khan hiếm của mình. Trong hầu hết các xã hội, nguồn lực được phân bổ không phải bởi một nhà hoạch định duy nhất ở trung ương, mà thông qua tác động qua lại của hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp. Vì thế, nhà kinh tế muốn tìm hiểu xem mọi người ra quyết định như thế nào: họ quyết định làm việc bao nhiêu, mua cái gì, tiết kiệm bao nhiêu và đầu tư khoản tiết kiệm ấy ra sao. Nhà kinh tế cũng muốn nghiên cứu xem con người quan hệ qua lại với nhau như thế nào.
MỤC LỤC:
Phần 1: Những nguyên lý và phương pháp học của kinh tế học
– Bài 1: Mười nguyên lý của kinh tế học
– Bài 2: Tư duy như một nhà kinh tế
Phần 2: Những số liệu kinh tế vĩ mô cơ bản
– Bài 3: Hạch toán thu nhập quốc dân
– Bài 4: Phản ánh giá sinh hoạt
Phần 3: Mô hình về nền kinh tế trong dài hạn
– Bài 5: Sản xuất và tăng trưởng
– Bài 6: Tiết kiệm, đầu tư và hệ thống tài chính
– Bài 7: Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên
– Bài 8: Hệ thống tiền tệ
– Bài 9: Tốc độ tăng tiền và lạm phát
– Bài 10: Kinh tế vi mô trong nền kinh tế mở
– Bài 11: Lý thuyết kinh tế vĩ mô và nền kinh tế mở
Phần 4: Mô hình về nền kinh tế trong ngắn hạn
– Bài 12: Mô hình về tổng cung – tổng cầu
– Bài 13: Tác động của chính sách tiền tệ và tài chính đối với tổng cầu
– Bài 14: Sự đánh đổi giữa lạm phát và thất nghiệp
– Bài 15: Năm cuộc tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô
Giải thích thuật ngữ
Mời bạn đón đọc.