Giới thiệu sách Ác Mộng Kinh Hoàng – Truyện Không Đọc Lúc Nửa Đêm
Ác Mộng Kinh Hoàng – Truyện Không Đọc Lúc Nửa Đêm:
Trí tưởng tượng là nguồn cảm hứng vô tận cho cuộc sống con người.
Nếu như không có trí tưởng tượng, thì ngày nay nhân loại đã không có những sản phẩm văn hoá độc đáo…
Truyện ma quỉ, thần linh, tiên bụt cũng xuất phát từ trí tưởng tượng kỳ diệu ấy. Nó thể hiện khát vọng của con người trước cuộc sống, trước cuộc đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại…
Trước khi có chữ viết, đã có rất nhiều câu chuyện truyền kỳ, ma quái xuất hiện, được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Sau này, sử sách đã ghi chép lại, trở thành những áng văn bất tuyệt.
Thế giới con người có điều thiện, điều ác, thì thế giới tâm linh cũng vậy. Có thần, có tiên, có bụt, thì cũng phải có ma, có quỉ, và nhiều thế lực đối trọng khác. Nó góp phần làm cho đời sống con người thêm phong phú.
Thường thường, theo truyện truyền kỳ, ma quái, người thiện chết đi hóa thành tiên, thần, còn kẻ ác chết đi hoá thành ma quỉ. Nhưng đó chỉ là cái nhìn phiến diện. Có rất nhiều người chết oan do bị các thế lực phong kiến áp bức, giết hại, hoá thành ma để báo oán, hoặc ma quỉ hiện ra trong tâm thức của con người để răn dạy con người, phải tránh xa cái xấu, cái ác nếu không sẽ bị quả báo.
Các truyện ma của tác giả Thạch Bất Hoại cũng không ngoài mục đích tôn thờ vẻ đẹp thanh thiện của con người, đấu tranh với cái ác, cái băng hoại thấm đẫm chất nhân văn, tác giả mượn truyện ma để nói chuyện người. Đó là chủ đích của Thạch Bất Hoại như lời nói:
Ma quỉ ở đâu ra
Ma quỉ tự lòng ta…
Vì vậy, khi lòng trong, hồn sáng, thì dù có là ma, là quỉ, vẫn có nét đẹp đáng yêu của cuộc sống. Đọc truyện của Thạch Bất Hoại, các bạn sẽ thấy rõ điều ấy.
Mục lục:
Ác mộng kinh hoàng
Đứa trẻ trong ngôi miếu hoang
Ma cụt đầu
Tiếng chim lợn kêu trong đêm
Người mặt quỉ
Dấu chân ma
Người bị sét đánh chết
Vũ điệu của thần sói
Chiếc áo cưới bằng máu
Áo đây người đâu?
Mời bạn đón đọc.