Giới thiệu sách Độc Chất Môi Trường
Ngày nay con người có nhiều phương tiện giao thông hiện đại và đa dạng – thời gian đi lại rút ngắn, khoảng cách giữa các Châu lục không còn là quá xa xôi nữa. Bệnh tật có điều kiện lan truyền và hình như ngày một nhiều hơn, nhiều loại mới hơn và phổ biến hơn. Nhưng người ta mới chỉ quan tâm đến bệnh lý (về mặt y tế) mà thôi, chứ chưa nghĩ rằng Bệnh tật hiện nay có nguyên nhân chính là do độc chất môi trường. Các độc chất này đi qua dây chuyền thực phẩm, qua môi trường đất, nước vào thức ăn, nước uống và không khí để thở, nơi làm việc, nơi để sống tác động trực tiếp hay gián tiếp lên con người, gây các loại dịch bệnh. Ô nhiễm và nhiễm độc môi trường thực sự là vấn nạn cho con người và các loại vật nuôi. Toàn xã hội lo phát triển tăng trưởng kinh tế lo kiếm lợi nhuận mà nhiều chính phủ nhiều nước không quan tâm đến vấn đề khống chế, giảm thiểu ô nhiễm, các loại độc chất môi trường, không tạo môi trường làm việc trong sạch, môi trường sống trong lành của xã hội… Nói tóm lại thế giới của chúng ta đang sống trong một môi trường có nhiều chất độc hại. Nếu như không có biện pháp kịp thời sẽ là quá muộn…
Sách “Độc học môi trường” đã đề cập đến nguyên lý độc học môi trường, giới thiệu những loại độc chất điển hình và phổ biến nhất trong môi trường, từ chất thải công nghiệp, sinh hoạt đô thi, khu dân cư, hay lối sống hằng ngày không khoa học của chúng ta. Để hạn chế, phòng ngừa những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra, chúng ta cần có những hiểu biết cụ thể về độc chất môi trường, về nguồn gốc phát sinh, hoạt động trong môi trường. Nếu chỉ quan tâm đến bệnh lý mà không chú ý đến độc chất từ môi trường thì khi phát hiện thấy bệnh thì đã quá trễ. Bên cạnh đó, việc thực thi các quy định của pháp luật về sản xuất, sử dụng và thải độc chất thải độc hại ra môi trường cần phải được kiểm soát chặt chẽ thường xuyên và có khoa học để có biện pháp xử lý kịp thời hữu hiệu.
Mục lục:
Lời giới thiệu
Chương 0: Tổng quát về độc họcc môi trường
Chương 1: Độc học môi trường Dioxin
Chương 2: Độc học thuốc bảo vệ thực vật
Chương 3: Khả năng hấp thụ, phóng thích của keo sát – mùn đối với một số kim loại nặng trong bùn đáy kênh rạch TP.HCM
Chương 4: Ảnh hưởng của một số kim loại nặng đến quá trình sinh trưởng của thực vật
Chương 5: Độc học môi trường về Cacdimi
Chương 6: Độc học môi trường về chì
Chương 7: Độc học môi trường về Arsen
Chương 8: Độc học thuỷ ngân
Chương 9: Độc học môi trường của lưu huỳnh và hợp chất của nó
Chương 10: Độc học môi trường Amiang
Chương 11: Độc học môi trường về bụi
Chương 12: Độc học môi trường về thuốc lá
Chương 13: Nhiễm độc qua thực phẩm
Chương 14: Độc tố cá nóc
Chương 15: Độc học môi trường Polyclobiphenyl
Chương 16: Độc học môi trường thuỷ triểu đỏ
Chương 17: Độc học môi trường sương mù quang hoá
Chương 18: Chất thải nguy hại
Chương 19: Độc học môi trường trong nhà, văn phòng
Chương 20: Giới thiệu và thử nghiệm các mô hình toán lan truyền ô nhiễm
Chương 21: Mô hình toán lan truyền độc chất trong môi trường sinh thái đất phèn
Chương 22: Quản lý sự độc hại môi trường
Chương 23: Độc học môi trường về bệnh cúm gia cầm H5N1
Mời bạn đón đọc.