Giới thiệu sách Tính Biểu Cảm Trong Ngôn Ngữ Truyện Việt Nam Hiện Đại
Tính Biểu Cảm Trong Ngôn Ngữ Truyện Việt Nam Hiện Đại:
Cảm xúc thường được con người xử lý như sau: hoặc là nén giữ lại trong lòng không cho người khác biết (vì một lý do riêng nào đó), hoặc là giãi bày nó ra để chia sẻ với những ai đồng cảm. “Giãi bày xảm xúc trong lòng ra” chính là “biểu cảm”, từ được sử dụng trong chuyên đề này.
Nhà văn có cách biểu cảm bằng văn, thơ. Người đọc, qua tác phẩm của họ, có thể hiểu được cảm xúc mà họ gửi gắm trong đó.
Nói là “hiểu”, nhưng không phải dễ. Đã từng có những áng văn, thơ mà mỗi người, ở mỗi thân phận khác nhau. Và đã từng có những bài văn, câu thơ mà thời đại sau có thể hiểu sâu hơn và hơi khác hơn những người ở thời đại trước.
vậy thì đâu là tính khách quan của sự hàm chứa cảm xúc trong câu văn? Nhà ngôn ngữ học trả lời: Đó chỉ có thể là từ nằm trong kết cấu ngữ pháp và kết cấu ngữ âm của câu, trong mối liên hệ với những câu có liên quan ở cùng đoạn hoặc cùng bài.
Về phía người đọc, để hiểu đúng những cảm xúc hàm chứa trong văn, cũng cần phải dựa vào những tiêu chí khách quan đã được nói đến ở trên
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ truyện Việt Nam hiện đại, một vấn đề ở “tính biểu cảm trong ngôn ngữ văn chương”, đã từng được nói đến ở phương diện này, phương diện khác trong những công trình nghiên cứu khoa học trước đây, nhưng chưa bao giờ được đề cập một cách toàn diện với tư cách là đối tượng nghiên cứu độc lập có tính tổng thể. “Nội dung biểu cảm trong câu” – một vấn đề nhỏ hơn và cũng khác nhiều với vấn đề này thì đã có nhiều người bàn đến, khi nghiên cứu về cú pháp, hoặc về các biện pháp tu từ của một ngôn ngữ.
Nhưng ngoài tính biểu cảm ra, ngôn ngữ của Truyện còn phải mang thêm những tính chất nào khác nữa không, những cái “tính” mà giới nghiên cứu văn chương vẫn thường nói đến, như tính sinh động, tính mạch lạc, tính hàm súc…? Vậy, tính biểu cảm có quan hệ với những “tính” ấy không, và nếu có thì quan hệ cụ thể như thế nào?
Mời bạn đón đọc.