Giới thiệu sách Triết Lý Y Học Viễn Đông
"Đối với một nền triết học kỳ bí, nghịch thường, người Đông phương nói chung, Việt Nam nói riêng, chúng ta tuy có mang “dòng máu” văn hoá ấy, cũng dễ gì mà vào được cửa “ngôn ngữ đạo đoạn”! Huống chi nền văn minh thực dụng, hào nhoáng, đã đi vào hầu hết mọi lãnh vực sống của loài người trên hành tinh này, thì người Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Vì thế, cuốn sách này là tiếng chuông rộn rã cảnh tỉnh chúng ta nên quay về truyền thống vốn dĩ vô cùng hạnh phúc.
Vả lại, dầu là người Đông phương “chính tông” đi nữa, có nghĩa những ai từng bước vào nền đạo giáo Phật, Khổng, Lão, Chúa, Ẩn,…lâu nay, chắc khó có thể rạch ròi những gì mà ngoài Ohsawa đã đề cập đến. Đọc các quyển tiên sinh viết, tác giả thấy sự hiểu biết về Triết Đông của mình, không những nghèo nàn mà còn phiến diện, vì từ lâu, nào biết cần có sự thực hành kiên trì, nghiêm ngặt trên bình diện sinh học, sinh lý,mới mong thấu đến nơi đến chốn.
Thật là một trong các quyển sách viết về tư tưởng triết học, y lý Đông phương mang tính thực tiễn, độc đáo, xưa nay chưa từng có!
Không phải là những bó đuốc lập loè mà chính là ánh hào quang rực rỡ, soi sáng đường đi trong đêm đen, cho những ai từng thao thức, từng vấp sa vào hầm hố tri kiến mênh mông, không lối thoát.
Từng ngày, từng ngày, sức khoẻ và hạnh phúc sẽ đến thực với chúng ta, hôm nay hơn hôm qua, một cách cụ thể và vững chãi, từ thể xác đến tâm linh, mà không biết tới bao giờ." (Huỳnh Văn Ba).
Mục lục:
Lời người dịch
Lời nói đầu
Tựa
Chương 1: Dẫn nhập: Y học hay đức tin?
Chương 2: Một phân loại thực tiễn, biện chứng
Chương 3: Vô song nguyên lý của khoa học và triết lý viễn đông
Chương 4: Nguồn gốc con người
Chương 5: Y học viễn đông
Chương 6: Trật tự vũ trụ và cấo tạo con người
Chương 7: Năng lực tối cao của trí phán đoán
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Lời bạt của người dịch
Học viện Triết lý và khoa học Viễn Đông
Mời bạn đón đọc.